CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á

Hệ thống cung cấp khí nén trong công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng

Hệ thống khí nén công nghiệp tập hợp các thiết bị khí nén được kết nối với nhau nhằm cung cấp khí nén sạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong các ngành công nghiệp như in ấn, bao bì, thực phẩm, dệt may, gỗ…Mỗi thiết bị (máy nén khí, bình tích áp, máy […]

// do_shortcode('[ez-toc-widget-sticky]');

Hệ thống khí nén công nghiệp tập hợp các thiết bị khí nén được kết nối với nhau nhằm cung cấp khí nén sạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong các ngành công nghiệp như in ấn, bao bì, thực phẩm, dệt may, gỗ…Mỗi thiết bị (máy nén khí, bình tích áp, máy sấy khí và hệ thống lọc) có vai trò và chức năng riêng.

1/ Cấu tạo hệ thống cung cấp khí nén gồm:

Máy nén khí

Hệ thống khí nén công nghiệp, nhà xưởng thường sử dụng bình nén khí trục vít nhằm tạo ra khí nén có lưu lượng và áp lực lớn phục vụ nhu cầu sản xuất của nhà máy.

máy nén khí trục vít trong hệ thống khí nén
Máy nén khí trục vít trong hệ thống khí nén
  • Máy nén khí có dầu: Thường sử dụng với các ngành sản xuất cơ khí nói chung.
  • Máy nén khí không dầu: Được sử dụng trong ngành công nghệ chế biến thực phẩm, thuốc, bia, rượu, mạch điện tử.

Bình tích áp khí nén

Máy nén khí sẽ không thể cung cấp khí đều đặn cho việc sản xuất, cần khoảng thời gian 1 – 2 phút để máy tạo ra khí nén đủ áp lực để sử dụng cho thiết bị khác. Vì vậy, bình tích áp khí nén giúp tích trữ áp lực khí nén để đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục.

bình tích áp trong hệ thống khí nén
Bình chứa khí nén trong hệ thống khí nén

Ngoài ra, bình chứa khí nén giúp tách một phần nước trong khí và giảm nhiệt độ của khí trước khi tới máy sấy khí.

Khi bình khí nén tích trữ đủ lượng khí thì máy nén khí sẽ dừng hoặc chạy ở chế độ không tải tùy vào cài đặt. Thể tích của bình chứa khí sẽ phụ thuộc nhu cầu sử dụng của từng nhà máy và tương ứng với công suất của máy nén khí..

Ví dụ: máy có công suất từ 7,5 – 15 KW tương ứng với bình khí nén dung tích từ 200- 400l, hoặc đối với dòng máy có công suất 22KW tương ứng với bình dung tích từ 400- 700l.

Máy sấy khí

Máy sấy khí nén giúp làm khô và tách nước ra khỏi khí nén. 2 dòng máy sấy khí thông dung đó là máy sấy khí hấp thụ và máy sấy khí tác nhân lạnh.

máy sấy khí trong hệ thống khí nén
Máy sấy khí trong hệ thống khí nén
  • Máy sấy khí tác nhân lạnh sử dụng giàn nóng hoặc giàn lạnh để tách nước và làm khô khí nén. Máy được sử dụng phổ biến và lắp đặt khá dễ dàng. Dòng máy này phù hợp với các nhà xưởng, nhà máy sản xuất không yêu cầu cao về độ khô của khí nén.
  • Máy nén khí hấp thụ sử dụng hạt hấp thụ nước, dòng máy này tối ưu hơn và thường được sử dụng cho các ngành thực phẩm, dược phẩm, điện tử…

Hệ thống lọc khí

Dùng để lọc các chất cặn, nước và dầu trong hệ thống khí nén công nghiệp, nhà xưởng. Tùy theo nhu cầu của từng nhà máy mà bạn có thể dùng 1 cấp, 2 cấp hoặc 3 cấp lọc.

  • Cấp 1: Chặn các chất cặn có kích thước ≥ 0,1 Micromet
  • Cấp 2: Chặn các chất cặn có kích thước ≥ 0,01 Micromet
  • Cấp 3: Thường sử dụng than hoạt tính để chặn các tạp chất có kích thước ≥ 0,003 Micromet và khử mùi.
bộ lọc trong hệ thống khí nén
Bộ lọc trong hệ thống khí nén

*** Hệ thống lọc các tốt thì chất lượng khí nén càng sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau.

2/ Sơ đồ hệ thống máy nén khí

Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và dịch vụ Việt Á đang phân phối các dòng máy nén khí Hitachi, KimAir chính hàng. dưới đây là cách lắp đặt hệ thống máy nén khí Hitachi chuẩn, bạn có thể áp dụng sơ đồ này với tất cả các loại máy nén khí trục vít khác.

1/ Sơ đồ hệ thống máy nén khí được để nghị cùng với máy sấy khí tác nhân lạnh:

Máy nén khí -> Bình chưa khí -> Máy sấy khí -> Bộ lọc

Sơ đồ hệ thống máy nén khí được để nghị cùng với máy sấy khí tác nhân lạnh
Sơ đồ hệ thống Máy nén khí -> Bình chưa khí -> Máy sấy khí -> Bộ lọc

Xem thêm: Tại sao phải bảo dưỡng máy nén khí Hitachi định kỳ

Lưu ý lắp đặt hệ thống khí nén

+ Đặt bình chứa khí nén gần máy nén khí. Nếu có đủ chỉ phí đầu tư thì nên sử dụng 2 bình chứa khí (bình chứa khí ướt lắp sau máy nén khí và bình chứa khí khô lắp sau máy sấy khí) để đảm bảo áp suất không bị tụt.

Nếu có 1 bình khí nén thì đặt sau máy nén khí.

+ Để giảm tiêu hảo áp suất khí nén, máy sấy khí sẽ lắp sau bình chưa khí nén.

+ Lắp bộ lọc sau máy sấy khí để đảm bảo bộ lọc không bị nghẹt bởi bởi độ ẩm và nước trong khí nén.

Bộ lọc thô lắp đặt trước máy sấy khí, chúng ta chọn bộ lọc tinh từ 3 đến 5 micron.

Sơ đồ hệ thống khí nén với máy sấy khí tác nhân lạnh sai:

Sơ đồ hệ thống khí nén với máy sấy khí tác nhân lạnh sai
Sơ đồ hệ thống khí nén với máy sấy khí tác nhân lạnh sai

***Để tránh lọc bị nghẹt bởi độ ẩm và nước bạn nên lắp bộ lọc sau máy sấy khí.

Sơ đồ hệ thống khí nén với máy sấy khí hấp thụ

Máy nén khí -> Bình chứa khí -> Lọc thô -> Máy sấy khí hấp thụ -> Lọc tinh

Sơ đồ hệ thống khí nén với máy sấy khí hấp thụ
Sơ đồ hệ thống khí nén với máy sấy khí hấp thụ

Lưu ý:

+ Nên sử dụng chung với máy nén khí không dầu

+ Sử dụng bình chứa khí nén phù hợp với công suất máy nén khí

+ Lắp mình chứa khí trước máy sấy khí hấp thụ

+ Lắp bộ lọc thô trước máy sấy khí để tránh tình trạng máy sấy khí hấp thụ bị lỗi do nước và độ ẩm. (Nên lắp thêm bộ bẫy nước)

+ Lọc bụi từ máy sấy khí hấp thụ sau khi khi được làm khô, bộ lọc tinh nên được lắp sau máy sấy khí này.

Sơ đồ hệ thống khí nén với máy sấy khí hấp thụ bị sai.

Sơ đồ 1:

hệ thống khí nén với máy sấy khí hấp thụ bị sai
Hệ thống khí nén với máy sấy khí hấp thụ bị sai

Sơ đồ 2:

Một số điểm sai ở sơ đồ này

Máy sấy khí hấp thụ lăp trước bình tích áp khí nén

Hệ thống này không xét đến việc hao tổn khí nén dễ dẫn đến hậu quả nổ van an toàn.

hệ thống khí nén với máy sấy khí hấp thụ bị sai
Hệ thống khí nén với máy sấy khí hấp thụ bị sai

Xem thêm: Cách lắp máy nén khí và những lưu ý quan trọng bạn cần biết

Khi bình tích áp khí nén đạt đủ áp suất, máy nén khí sẽ chạy không tải (unloading) nhưng máy sấy khí hấp thụ vấn sử dụng khí nén để giảm từ từ áp suất đầu ra của máy sấy khí.

Hệ thống khí nén thiết kế chuẩn sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện năng tiêu thụ, đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu suất và độ bền cho toàn hệ thống.

3/ Lưu ý khi lắp đặt hệ thống máy nén khí

Để lắp hệ thống máy nén khí chuẩn cần tính toàn trước khối lượng công việc cần làm, thiết bị cần lắp đặt và mức độ cung cấp khí nén đáp ứng nhu cầu sản xuất. Bạn cần liên hệ công ty chuyên lắp đặt hệ thống khí nén để được tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống khí nén an toàn và vận hành hiệu quả.

Về môi trường lắp đặt

Thứ 1: Lắp đặt trong phòng có mái che, rộng rãi, đầy đủ ánh sáng để đảm bảo cho việc theo dõi, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng dễ dàng. Tốt nhất các thiết bị nên cách tường 1m – 1,5 mét.

Thứ 2: Tránh để các chất gây cháy nổ trong phòng khí nén.

Thứ 3: Môi trường bên trong và bên ngoài cần sạch sẽ, khô thoáng. Chất lượng khí nén không đạt chuẩn cần lắp đặt thêm các thiết bị lọc.

Thứ 4: Máy nén khí cần được đặt trên giá và không đặt trực tiếp xuống sàn.

Yêu cầu khi lắp đặt hệ thống máy nén khí công nghiệp

Cung cấp một nguồn điện riêng cho hệ thống khí nén để đảm bảo hệ thống điện không bị quá tải.

Dùng dây điện đạt chuẩn để tránh chập cháy ảnh hưởng đến sản xuất. Bạn nên lắp thêm tủ nguồn CB và cầu chì bảo vệ khi nối với máy. Đảm bảo an toàn , nên nối các bộ phận vào dây tiếp đất.

Tỷ lệ nguồn ra và motor phải giống nhau

Đảm bảo đường dây điện được bảo vệ để tránh rò rỉ, giật điện và sự thông thoáng

Vận hành hệ thống khí nén công nghiệp, nhà xưởng an toàn

Nhân viên kỹ thuật vận hành máy phải cho chứng nhận nghề hoặc được đào tạo tại các lớp kỹ thuật…Và cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ở cuống catalogue đi kèm với máy.

Chỉ được vận hành máy đúng mức áp suất ghi trên máy.

Khi kiểm tra, vệ sinh, sửa chưa hay bảo dưỡng cần tắt nguồn điện và xả hết khí nén, nên có các cảnh báo để tránh những tai nạn khi mở máy.

Có bảng theo dõi hoạt động của máy theo từng ngày để đảm bảo phát hiện lỗi kịp thời.

Không chạm tay hay lấy dụng cụ chạm vào những phần đang hoạt động của máy để đảm bảo an toàn . Kiểm tra và đóng hết các cửa trước khi chạy máy.

Không được thay đối cấu trúc/cấu tạo của thiết bị khí nén và tuân thủ quy trình điều khiển của nhà sản xuất.

Những thông tin tổng quan về thống cung cấp khí nén trong công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng giúp bạn hình dung 1 hệ thống máy nén khí gồm các thiết bị nào và kết nối chúng với nhau như thế nào. Mọi chi tiết về bảo dưỡng máy nén khí, phụ tùng máy nén khí hãy liên hệ ngay tới Việt Á để được hỗ trợ.

Xem thêm dịch vụ máy nén khí tại Việt Á

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á

Hotline
Hotline
Bài viết liên quan
27/04/2022

Máy nén khí Hitachi cũng như các dòng máy khác trong suốt quá trình hoạt động cần phải dó chính sách bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà máy sản xuất. Dưới đây là quá trình bảo dưỡng máy nén khí Hitachi mà Việt Á đã triển khai cho doanh nghiệp. Nếu không […]

29/07/2021

Trên thị trường có rất nhiều loại may nen khi, để có thể chọn lựa được sản phẩm cung cấp khí nén phù hợp với nhu cầu sử dụng không phải ai cũng biết cách. Để có thể lựa được sản phẩm thích hợp với yêu cầu công việc, Việt Á cung cấp cho bạn […]

31/07/2021

Máy nén khí trục vít hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích. Thường được sử dụng trong hệ thống vận chuyển thu gom khí đồng hành ở các mỏ hoặc cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị đo và điều khiển tự động. Bài viết dưới đây Việt Á xin chia […]

21/07/2021

Máy nén khí hơi yếu hay máy nén lên hơi chậm, là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình sử dụng máy nén khí. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc, làm gián đoạn quá trình sản xuất, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các […]

30/07/2021

Việt Á là đơn vị chuyên sửa chữa máy nén khí tại Hà Nội, và các tỉnh lân cận. Có trên 10 năm kinh nghiệm, Việt Á nhận bảo dưỡng và sửa máy nén khí trục vít có dầu và không dầu của các hãng máy nén khí nổi tiếng trên thị trường như: Atlas […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *