Sửa chữa động cơ điện
Hướng dẫn sửa chữa động cơ điện Sửa chữa động cơ điện, motor điện đúng cách là chìa khóa để đảm bảo thiết bị của bạn sẽ tăng tuổi thọ, giảm thiểu chi phí hư hỏng do sửa chữa. Các lỗi thường gặp của động cơ điện Những lỗi sau đây của động cơ điện […]
Hướng dẫn sửa chữa động cơ điện
Sửa chữa động cơ điện, motor điện đúng cách là chìa khóa để đảm bảo thiết bị của bạn sẽ tăng tuổi thọ, giảm thiểu chi phí hư hỏng do sửa chữa.
Nội Dung Chính
Các lỗi thường gặp của động cơ điện
Những lỗi sau đây của động cơ điện nếu không được khắc phục, sửa chữa kịp thời có thể dẫn đến tình trạng cháy nổ thậm chí còn ảnh hưởng đến các thiết bị điều khiển khác, đôi khi còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt:
- Motor điện bị nóng quá mức khi đang vận hành,
- Motor điện khi đang chạy phát ra tiếng kêu to,
- Motor điện lúc thì chạy, lúc lại không chạy, nói chung là không ổn định,
- Tụ điện 3 pha không thể điều khiển được,
- Nguồn điện của động cơ bị mất pha,
- Motor hoạt động phát ra mùi khét (chập điện).
- Cháy cầu chì motor điện, dưới đây là clip về hoạt động của cầu chì

Xem thêm: Động cơ điện là gì?
Kiểm tra motor thường xuyên và cách sửa chữa động cơ điện tại nhà
a) Kiểm tra định kỳ và vận hành động cơ điện 3 pha như thế nào?
- Bạn nên theo dõi thường xuyên và định kỳ tiếng máy chạy của động cơ.
- Kiểm tra nhiệt độ bên trong động cơ điện khi đang vận hành.
- Kiểm tra giá trị công suất tiêu thụ năng lượng của động cơ bằng ampe kế.
- Kiểm tra mức độ tiếp xúc của các bộ phận khác như cầu chì, cầu dao,… cũng như các điểm khởi động khác.
- Lau chùi sạch sẽ bên ngoài của động cơ điện, tránh hiện tượng bám bụi.
- Bảo dưỡng động cơ điện định kỳ theo đúng lịch bảo dưỡng và khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Trong điều kiện môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn, hóa chất ăn mòn thì bạn nên định kỳ tiểu tu cho động cơ điện 3 tháng/ lần.

b) Cách sửa chữa động cơ điện tại nhà
Quấn roto của motor điện 3 pha
Động cơ roto quấn dây được chế tạo rất khó khăn, giá thành đắt đỏ, sửa chữa cũng phức tạp hơn động cơ lồng sóc, hơn nữa, hiệu suất và hệ số công suất cũng thấp hơn. Nhưng nó lại có ưu điểm đặc biệt là dễ dàng điều chỉnh tốc độ, cho đặc tính khởi động tốt, dòng điện khởi động cũng thấp, mô men khởi động lại cao, năng lực quá tải cũng tương đối tốt hơn các loại rotor lồng sóc. Bởi vậy nó vẫn được sử dụng phổ biến ở các máy trục, dây quấn, tời,… và những động cơ có công suất lớn.
Dây quấn roto thông thường sẽ được quấn thành 3 pha cùng với số cực luôn luôn bằng số cực ở stato. Ba dây cuối được nối theo dạng hình sao (Y) ngay trong bộ dây, còn 3 dây đầu từ A B C được nối vào 3 vành trượt để đi qua 3 chổi than nhằm mục đích lấy điện ra biến trở khởi động cũng như biến trở điều chỉnh tốc độ.
Những motor có công suất nhỏ, chỉ từ 10 15 kW trở xuống, chẳng hạn như động cơ máy bơm nước Hitachi Thái Lan, thì phần roto được làm rãnh kiểu nửa kín (đôi khi là rãnh kín, muốn quấn lại thì phải luồn dây) rồi quấn nhiều vòng dây điện từ hình tròn, bọc sợi dây theo kiểu đồng tâm, thao tác giống như ở stato.

Những động cơ có công suất motor trung bình và lớn thường sử dụng các rãnh kiểu hở quấn bằng cuộn dây bọc sợi hoặc bọc vải, có kích thước chữ nhật thường gọi là quấn thanh đồng, tương tự như kiểu “quấn sóng”, mỗi rãnh thường có 2 thanh đồng để cho dễ thao tác, sửa chữa và tạo điều kiện làm nguội tốt.
Đốt sạch lần cách điện của sợi dây cho cháy rồi nhúng nước giúp cho dây mềm lại, sau đó uốn một đầu dây tạo thành hình dạng nhất định và bọc cách điện vào thanh đồng. Tiếp đến mới luồn vào phần rãnh đã được lót cách điện (rãnh nửa kín). Cuối cùng, uốn đầu kia theo chiều đấu dây đã được lấy mẫu.
Phục hồi dây quấn của động cơ đã bị hỏng:
Dây cũ ở phần rôto thường có cỡ to như d >= 3mm hoặc là thanh đồng, nên khi tháo dây bị cháy cách điện ra, chúng ta có thể tận dụng bằng cách đốt luôn lớp cách điện cũ đã bị hỏng rồi sau đó bọc lại. Vì đây là những cỡ dây điện, thanh đồng đặc chủng nên rất khó tìm được dây mới phù hợp với kích thước dây cũ ở ngoài thị trường.
Trong trường hợp sửa chữa nhỏ, các bạn có thể dùng bếp lò than để thực hiện việc đốt dây. Trước tiên, cần trải đều cuộn dây hoặc tất cả các thanh đồng ra rồi hơ qua trên bếp lò để đốt cháy lớp cách điện cũ đi.
Nhiệt độ đốt lúc này vào khoảng 5500 7000C, vì vậy không nên sử dụng than đá quá nóng khiến bạn khó đốt. Chú ý, khi đốt phải liên tục quay trở nhiều lần các mặt của cuộn dây và thanh đồng để lớp cách điện được cháy hết nhưng chất lượng dây thì vẫn đảm bảo.

Dây đốt xong, bạn hãy đem nhúng vào dung dịch nước với khoảng 4 5% axit H2SO4 khoảng 10 phút để cho tất cả lớp cách điện cũ bị tróc đi rồi sử dụng nước lã để rửa cho thật sạch. Để đề phòng axit vẫn rửa chưa hết, bạn cần ngâm dây vào nước nóng khoảng 1% xà phòng hoặc dung dịch NaOH loãng để có thể trung hòa hết được lượng axit.
Tiếp tục dùng nước lã để rửa sạch dây 1 lần cuối, sau đó đem phơi nắng cho khô và lấy vải để lau cho thật sạch. Cuối cùng, dùng búa gỗ gõ nhẹ lên dây dẫn để nắn lại những đoạn cong queo, những chỗ bị vênh lên cho thật phẳng, sau đó quấn lại vào giá cuộn dây.
Khi quấn dây, bạn cần chú ý kiểm tra thật kỹ, nếu có chỗ dây xước gai hay cạnh sắc hoặc bị sùi ra thì cần dùng dũa mịn để sửa lại cho thật phẳng, nhẵn, đoạn nào tiết diện nhỏ thì phải cắt bỏ đi. Tuyệt đối không được sử dụng giấy nhám để tuốt sạch cả đoạn dây hoặc thanh đồng để làm cho dây bé đi, sau này quấn dây đó vào rôto sẽ gây ra tình trạng nóng máy.
Cuối cùng, tiến hành bọc lại lớp cách điện mới, sau đó đem nhúng vào dung dịch sơn cách điện loãng (sơn 447) rồi sấy cho khô để cho lớp cách điện bám thật chắc vào dây, nếu cần thì phải tuốt paraffin giúp cho dây nhẵn lại để tiến hành quấn vào rôto.

Liên hệ với chúng tôi để dược tư vấn và giải đáp thắc mắc về động cơ điện
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á
Điện thoại: 043 875 1908 – 0988 947 064
Email: maynenkhivieta@gmail.com
Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/
Website: thietbivieta.com
