CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á

Việt Á hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bình nén khí

Thủ tục nhập khẩu bình nén khí như thế nào? Bình chữa nén khí trang thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay. Chính vì thế, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu sử dụng máy nén khí trong các […]

// do_shortcode('[ez-toc-widget-sticky]');

Thủ tục nhập khẩu bình nén khí như thế nào? Bình chữa nén khí trang thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay. Chính vì thế, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu sử dụng máy nén khí trong các khu công nghiệp ngày càng tăng. Do đó, hoạt động nhập khẩu thiết bị này cũng trở nên vô cùng sôi động. Vậy thủ tục nhập khẩu bình nén khí theo quy định hiện hành như thế nào? Có những lưu ý nào mà các doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

thủ tục nhập khẩu bình nén khí
thủ tục nhập khẩu bình nén khí

Điều kiện để được nhập khẩu máy khí nén, bình nén khí là gì?

Xem thêm: Cài đặt và điều chỉnh bình tích áp như thế nào?

Sản phẩm máy nén khí giá rẻ hiện đang là sản phẩm khá được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam với những ứng dụng vô cùng hữu ích. Chính vì vậy, đã có nhiều đơn vị đã nhập khẩu thiết bị này về để kinh doanh hoặc phục vụ cho công việc của mình. Nhưng khi tiến hành thủ tục nhập khẩu dòng máy này thì bạn cần nắm rõ một số quy định sau đây:

Về chính sách xuất – nhập khẩu:

Trừ hàng hóa thuộc các danh mục cấm xuất và nhập khẩu, tạm ngừng xuất và nhập khẩu. Còn ngoài ra, thương nhân được xuất – nhập khẩu hàng hóa sẽ không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

– Căn cứ vào “Danh mục hàng cấm nhập khẩu” theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý mua bán, gia công, quá cảnh hàng hóa quốc tế thì mặt hàng máy nén không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.

thủ tục nhập khẩu bình nén khí
thủ tục nhập khẩu bình nén khí

– Căn cứ vào “Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định thì mặt hàng máy khí nén mới không thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng khi nhập khẩu.

Như vậy, căn cứ vào chính sách về xuất nhập khẩu trên đây, các thương nhân hay doanh nghiệp không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ được phép thực hiện nhập khẩu thiết bị khí nén theo thủ tục nhập khẩu thông thường. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành làm thủ tục hải quan điện tử được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định.

thủ tục nhập khẩu bình nén khí
thủ tục nhập khẩu bình nén khí

Về thuế suất thuế nhập khẩu:

Trước tiên, công ty cần phải kiểm tra mã hs bình chứa khí nénlà gì?

Sau đó, doanh nghiệp đã xác định rõ được mã HS thì sẽ tra được thuế suất thuế nhập khẩu cho đơn hàng mua máy nén khí.

Lưu ý: Việc kiểm tra mã HS chi tiết sẽ phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo của mặt hàng mà công ty, doanh nghiệp đó nhập khẩu. Đồng thời, đơn vị cũng phải áp dụng theo 6 quy tắc phân loại tại Phụ lục II trong “Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam” ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính.

thủ tục nhập khẩu bình nén khí
thủ tục nhập khẩu bình nén khí

Việt Á hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bình nén khí

Về phần thủ tục hải quan chia ra 2 trường hợp:

Trường hợp 1: nhập cả vỏ chai lẫn khí luôn.

Đầu tiên khi nhập khẩu theo trường hợp này thì các bạn cần làm khai báo hóa chất cho các loại khí (Oxy, Argon, CO2, Nitor, Ethylen, N2O,…) mà mình muốn nhập. (Thủ tục khải báo hóa chất tham khảo tại đây)

Còn về phần vỏ chai chứa khí, vỏ bình chứa khí (cylinder) thì cần làm chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng. Khi các bạn đăng ký xong thì sẽ có cán bộ kiểm định đế kho của bạn để kiểm tra mẫu xem có đúng như test report hay không, nếu thấy nghi ngờ không đúng thì cán bộ sẽ lấy mẫu về kiểm tra. Nếu đúng thì cấp cho chúng ta chứng thư chứng nhận chất lượng của lô hàng. Lưu ý là làm cho mỗi lô hàng nhập khẩu luôn nhé. 

thủ tục nhập khẩu bình nén khí
thủ tục nhập khẩu bình nén khí

thủ tục nhập khẩu chai cylinderHồ sơ hải quan thì gồm các chứng từ: tờ khai nhập khẩu, invoice, packing list, Chứng nhận xuất xứ, giấy khai báo hóa chất, test report, đơn đăng ký kiểm tra chất lượng,…tất cả nộp hải quan rồi mang hàng về kho thôi.

Về hs code và thuế nhập khẩu khí thì tùy từ loại khí các bạn nhập về sẽ có mã hs code phù hợp, thường nằm ở chương 28 và chương 29 có thuế nhập khẩu từ 0 -5%.

Trương hợp thứ 2: Hơi rối hơn trường hợp 1 chút xíu, trường hợp này có nhiều cách như: tạm xuất vỏ bình đi bơm khí vào rồi nhập về; nhập khẩu khí rồi xuất trả vỏ bình. (đối với trường hợp này thường sử dụng cont ISO tank).

Đối với trường hợp này thì bạn sẽ phải mở 2 tờ khai cho lô hàng của mình. 

1 tờ khai là nhập khí về kinh doanh

1 tờ khai là tạm nhập bình chứa khí (chai chứa khí – cylinder) hay cont tank.

Lưu ý thêm là khi bạn làm tái xuất bình chứa khí (chai chứa khí – cylinder) thì phải đảm bảo sô lượng bình, số vales, số cap của bình phải trùng và đủ so với lúc bạn nhập về thì hải quan mới chấp nhận nhé, không thì mệt lắm đó.

thủ tục nhập khẩu bình nén khí
thủ tục nhập khẩu bình nén khí

Còn nhập vỏ bình chứa khí, vỏ chai chứa khí (cylinder) thì phải làm sao?

Như vậy, thì bạn chỉ cần làm đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước cho bình chứa khí (chai chứa khí – cylinder) thôi rồi làm thủ tục nhập khẩu bình thường. Hồ sơ đăng ký chất lượng gồm: Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng, invoice, bill of lading, packing list, test report, C/O, C/Q. Chỉ có mấy chứng từ đó thôi là đăng ký được rồi.

Mã Hs Và Thuế Nhập Khẩu Chai Chứa Khí (Bình Chứa Khí) – Cylinder:

7311.00 – Các loại thùng chứa khí nén hoặc khí hóa lỏng, bằng sắt hoặc bằng thép — có thuế nhập khẩu từ 0 – 20%.

7613.00 – Các loại thùng chứa khí nén hoặc khí hóa lỏng bằng nhôm –có thuế nhập khẩu 3%

Nhưng nếu các bạn có C/O (Chứng nhận xuất xứ) thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0%.

thủ tục nhập khẩu bình nén khí
thủ tục nhập khẩu bình nén khí

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á


Tìm kiếm nhiều: bảo dưỡng máy nén khí trục vít | sửa chữa máy nén khí tại Hà Nội

Hotline
Hotline
Bài viết liên quan
20/08/2021

Vậy cài đặt và điều chỉnh bình tích áp như thế nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng chúng ta cùng xem bài viết Hướng dẫn lắp đặt bình tích áp đúng kỹ thuật dưới đây.  Bình tích áp hiện nay được sử dụng trong rất nhiều các hệ thống […]

20/08/2021

Bình tích áp, bình điều áp hay bình tăng áp là thiết bị thường được dùng với mục đích tích trữ năng lượng, điều hòa hệ thống áp lực. Hiện nay bình tích áp được sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Nhất là trong việc cấp nước lên cao tại các khu công […]

20/08/2021

Bình chứa khí nén là thiết bị được sử dụng rất phổ biến trong đời sống như các tiệm sửa chữa xe hơi, trong các nhà xưởng, khu vực sản xuất, nhà máy chế tạo,…vậy cấu tạo của bình chứa khí nén là gì? bình chứa khí nén là gì?  Trong hệ thống máy bơm […]

07/05/2020

Cách tính và lựa chọn thể tích bình khí nén phù hợp – Bạn đã biết chưa? Bình tích áp khí nén là một trong những thiết bị quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống khí nén. Bình tích áp giúp ổn định áp suất khí nén, nhờ vậy giúp tăng tuổi thọ và […]

20/08/2021

Bình tăng áp Panasonic là phụ kiện của máy bơm tăng áp, nó hỗ trợ cho máy bơm tạo áp lực nước và tác động lên rơ le làm cho rơ le đóng hoặc ngắt nguồn điện từ máy bơm. Sử dụng tốt với máy bơm hiệu Panasonic. Cấu tạo bình tích áp cho máy […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *