Động cơ điện là gì?
Khái niệm động cơ điện là gì? Các loại động cơ? Trong những sản phẩm máy công nghiệp cũng như gia dụng thì không thể thiếu được những sản phẩm có sử dụng các loại motor điện. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn băn khoăn về động cơ điện, chẳng hạn như khái niệm, […]
Khái niệm động cơ điện là gì? Các loại động cơ?
Trong những sản phẩm máy công nghiệp cũng như gia dụng thì không thể thiếu được những sản phẩm có sử dụng các loại motor điện. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn băn khoăn về động cơ điện, chẳng hạn như khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của motor điện. Tất cả những điều đó sẽ được làm sáng tỏ thông qua bài viết sau đây.
Nội Dung Chính
Động cơ điện là gì?
Động cơ điện là một loại máy sử dụng điện năng và chuyển đổi năng lượng này thành cơ năng. Phần lớn các động cơ điện phổ biến hiện nay đều hoạt động theo cơ chế hiệu ứng điện từ. Các loại động cơ điện có kích cỡ nhỏ hoặc siêu nhỏ thường hoạt động sử dụng hiệu ứng áp điện. Bạn có thể bắt gặp động cơ điện trong các thiết bị gia dụng như quạt điện, máy hút bụi, máy giặt,…
Xem thêm: Sơ đồ đấu dây động cơ điện 3 pha

Cấu tạo động cơ điện
Cấu tạo động cơ điện được cấu tạo gồm hai phần là phần đứng yên gọi là stato và phần chuyển động được gọi là roto. Roto bao gồm nhiều vòng dây dẫn được quấn quanh lõi hoặc là một nam châm vĩnh cửu. Khi được nối với nguồn điện, các từ trường sẽ xuất hiện ở cả roto và stato. Các từ trường ở hai phần sẽ có sự tương tác với nhau tạo thành chuyển động khiến cho roto quay.
Stato bao gồm:
Vỏ lõi được làm bằng vật liệu thép đúc. Phần này có nhiệm vụ bảo vệ mạch từ cùng với tấm chắn để đảm bảo stato được cố định trong cấu trúc động cơ.
Lõi stato được làm bằng sắt non có cấu tạo tương tự với lõi stato của máy điện dị bộ dây quấn phần ứng như dây quấn 3 pha của máy điện dị bộ.
Roto bao gồm:
Lõi thép được ghép bằng các lá thép được xử lý bằng kỹ thuật điện
Thanh dẫn được làm bằng vật liệu đồng hoặc nhôm
Vòng đoản mạch bao gồm 2 vòng được đặt ở 2 đầu của roto

Phân loại động cơ điện
a) Phân loại động cơ điện dựa theo dòng điện
Động cơ điện được thiết kế thành dòng điện xoay chiều với nhiều kiểu động cơ và công suất khác nhau. Theo sơ đồ đấu nối điện, người ta có thể phân động cơ điện ra làm 2 loại chính:
Động cơ điện 1 pha: Là loại động cơ dây quấn stato chỉ có 1 cuộn dây pha, còn nguồn cấp là 1 dây pha và 1 dây nguội (có thêm tụ điện để làm cho lệch pha). Tuy nhiên nếu chỉ có 1 cuộn dây pha thì động cơ điện sẽ không tự mở máy được vì từ trường 1 pha chính là từ trường đập mạch.
Để động cơ 1 pha có thể tự mở máy được, các bạn có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau. Động cơ điện 1 pha hiện nay đang được sử dụng rất nhiều trong sản xuất và đời sống, chẳng hạn như: máy bơm nước, các loại máy nén khí, tời kéo, các dụng cụ cầm tay,…
Động cơ điện 3 pha: Khi dòng điện xoay chiều 3 pha đi qua phần dây quấn stator sẽ có điều cực kỳ thú vị xảy ra đó là nó tạo nên 1 từ trường quay rotating magnetic field (viết tắt la RMF). Do vậy giống như hiện tượng ở phía trên, dòng điện sẽ được tạo ra bên trong các thanh dẫn của bộ phận roto lồng sóc và nó sẽ bắt đầu quay.
b) Phân loại động cơ điện trong thực tế
Động cơ đồng bộ: Đây là cấu trúc động cơ vô cùng đặc biệt mà rôto quay cùng tốc độ với từ trường Stator. Có 2 loại động cơ đồng bộ:
Kích từ độc lập: Được sử dụng nguyên tắc giống như động cơ từ.
Kích từ trực tiếp: Sử dụng nam châm vĩnh cửu.
Động cơ không đồng bộ: Những động cơ nào hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ đều được gọi tắt là động cơ không đồng bộ. Sự trượt giữa tốc độ quay của từ trường kết hợp với tốc độ quay chậm hơn của rotor đã thể hiện bản chất không đồng bộ của quá trình vận hành động cơ điện tử.
Động cơ không đồng bộ có 1 thành phần quay (roto) được mô phỏng tương tự như kiểu lồng sóc. Ngoài ra, động cơ không đồng bộ còn sử dụng cuộn dây nhằm giảm bớt áp lực từ dòng khởi động của động cơ nhờ vào việc các điện trở được đấu nối trực tiếp vào trong mỗi cuộn dây.

Ứng dụng thực tế của motor điện trong cuộc sống hàng ngày
Động cơ điện có thể được sử dụng cho hầu hết ứng dụng trong nước. Cụ thể đó là motor điện được sử dụng trong các thiết bị điện máy như máy điều hòa không khí, máy hút bụi, quạt, máy chế biến thực phẩm,… Tất cả những sản phẩm kể trên đều sử dụng lực quay của motor điện theo cách riêng của chúng. Thậm chí trong đồ chơi của trẻ em như như ô tô hay máy bay mô hình được điều khiển từ xa hoặc điều khiển bằng ứng dụng đều sử dụng đến motor.
Nói về phương tiện mô hình điện, các phiên bản động cơ điện phức tạp hơn, lớn hơn có thể dễ dàng được tìm thấy trong ô tô điện và máy bay kích thước thực tế.
Cuối cùng nhưng cũng quan trọng không kém, một số loại motor điện được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp như máy nâng, nén khí công nghiệp, máy bơm, máy trộn, v.v.
Cũng qua đó, chúng ta có thể thấy được động cơ đóng một vai trò quan trọng trong các thiết bị máy móc. Nếu không có động cơ thì các máy không thể hoạt động và vận hành một cách bình thường.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về động cơ điện
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á
Điện thoại: 043 875 1908 – 0988 947 064
Email: maynenkhivieta@gmail.com
Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/
Website: thietbivieta.com
