Máy nén khí hơi yếu: nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
Máy nén khí hơi yếu hay máy nén lên hơi chậm, là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình sử dụng máy nén khí. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc, làm gián đoạn quá trình sản xuất, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các […]
Máy nén khí hơi yếu hay máy nén lên hơi chậm, là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình sử dụng máy nén khí. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc, làm gián đoạn quá trình sản xuất, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp.
Máy nén khí hơi yếu: nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất
Máy nén khí hơi yếu gây tác hại gì?
Nếu như máy nén khí lên hơi chậm, hoặc không lên hơi sẽ dẫn tới công suất làm việc vô cùng thấp. Đồng thời, không thể tạo ra được áp lực đủ để đáp ứng được các yêu cầu sử dụng của công việc hiện nay.
Máy nén khí yếu còn gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều thiết bị khác. Những máy móc cần khí nén để vận hành nếu không có nguồn cung khí thì sẽ bị đình trệ. Các sản phẩm đặc thù cần khí nén như sấy thực phẩm, sấy thuốc,… nếu không có khí nén sẽ bị hỏng. Từ đó mà gây suy giảm về kinh tế, hiệu suất lao động.
Đây chính là lý do dẫn tới hệ thống khí nén làm việc không đạt được hiệu quả quả, dẫn tới công việc bị đình trệ. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và có biện pháp giải quyết kịp thời là điều cần được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Nguyên nhân gây ra máy nén khí hơi yếu và cách khắc phục
Máy nén khí lên hơi chậm do lỗi nguồn điện
Nguồn điện là một trong những yếu tố thúc đẩy máy nén khí hoạt động và thực hiện quá trình nén khí. Do đó nếu bạn đã bật công tắc điện, ấn nút khởi động mà máy vẫn không hoạt động hay không lên hơi thì hãy tiến hành kiểm tra các chi tiết sau:
– Nguồn điện áp: Kiểm tra xem có điện áp 380 V hoặc 220 V đến máy nén khí không? Tất cả các cầu chì có hoạt động bình thường hay không? Người dùng cần kiểm tra kỹ nguồn điện trước khi cho máy vận hành. Đảm bảo nguồn điện hoạt động ổn định, tốt nhất nên lắp đặt hệ thống điện riêng cho hệ thống máy nén khí.
– Công tắc áp suất: Kiểm tra các cài đặt trên công tắc áp suất của máy nén khí và áp lực thực thế tại bình nén khí. Kiểm tra các kết nối về điện trên công tắc áp suất. Hầu hết các công tắc áp suất có thể hoạt động bằng cách nhấn vào đòn bẩy. Máy nén khí có hoạt động không khí nhấn vào đòn bẩy này?
– Công tắc bảo vệ: Đối với các máy nén khí Piston cỡ lớn thường có công tắc bảo vệ mức dầu thấp và nhiệt độ cao. Chúng sẽ ngăn không cho máy nén khí piston hoạt động và tạo khí nén. Do vậy để sửa chữa máy nén khí không lên hơi do lỗi này thì người dùng cần ấn nút reset lại để máy nén khởi động lại.
Motor máy nén khí gặp vấn đề
Motor là bộ phận quan trọng của máy nén khí. Nếu bộ phận này gặp trục trặc có thể dẫn đến hiện tượng máy bơm hơi không lên hơi, máy nén khí hơi yếu, máy nén khí lên hơi chậm.
Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất là bạn nên mang thiết bị đến các đơn vị sửa chữa máy nén khí giá rẻ uy tín để được kiểm tra và thay mới nếu cần thiết.
Kiểm tra đường ống bị rò rỉ
Kiểm tra các gioăng cao sư làm kín trong hệ thống đường ống có bị rách hay hở không. Nếu bị hở cần phải thực hiện thay gioăng mới để bị kín lỗ hở.
Kiểm tra bộ phận van đầu vào và đầu ra của máy đảm bảo kín không. Với máy nén khí thì đây được xem là hai điểm tiếp xúc có nguy cơ bị hở cao nếu không được theo dõi thường xuyên.
Kiểm tra bộ phận ống lọc gió máy nén khí có bị tắc hay không. Ống lọc gió là thứ kiểm tra cuối cùng nếu như không phát hiện các bước trên có vấn đề gì. Ống lọc gió là nơi trực tiếp hút không khí từ bên ngoài vào, cho nên thường có nhiều bụi bẩn. Bộ phận này cũng rất dễ xảy ra tình trạng tắc do bị vướng bụi nhiều.
Xem thêm: Máy nén khí có nhiều nước: Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục
Công việc của bạn chỉ là tiến hành vệ sinh sạch sẽ cho ống lọc gió. Điều này giúp máy vận hành êm ái, ổn định.
Kiểm tra nguyên nhân lưu lượng khí nén thấp hơn rất nhiều so với trước đây
– Van tiết lưu (van hút) của máy nén khí có mở hoàn toàn không? Khi van hút của máy mở hoàn toàn khiến cho lượng khí nén trong máy bị thoát ra ngoài dẫn đến máy bị thiếu hụt lưu lượng khí vì vậy máy sẽ bị lỗi khí lên chậm hoặc không lên khí. Bạn nên kiểm tra điểm này đầu tiên và khắc phục bằng cách khóa lại van tiết lưu của máy không để khí bị thoát ra ngoài.
– Kiểm tra sự chênh lệnh áp suất trước và sau lọc tách dầu. Nếu áp suất chênh lệnh lớn hơn 3kg/cm2 lên thay thế tách dầu mới cho máy nén khí vì tách dầu cũ bị nghẹt không thoát được khí nén ra bên ngoài. Lúc này lọc khí trên đường ống bị tắc, bạn có thể thay thế mới nếu lọc khí bị lỗi.
– Kiểm tra xem lọc khí đầu vào máy nén khí trục vít có bị tắc nghẽn không. Sau một thời gian sử dụng, đầu vào lọc khí sẽ bị tắc bởi bụi bẩn, vật cản. Vì vậy bạn cần thường xuyên kiểm tra và làm sạch vị trí này bằng cách tháo đầu vào lọc khí rồi thực hiện thao tác làm sạch như bình thường.
Trên đây là những thông tin khái lược nhất về sự cố máy nén khí hơi yếu. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây sẽ thực sự có ích đối với người dùng trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng và vận hành cho máy nén khí. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm dịch vụ tại Việt Á
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á
- Địa chỉ: Số 4 – Ngõ 279 – Phúc Lợi – Long Biên – Hà Nội
- Điện thoại: 0988 947 064
- Email: maynenkhivieta@gmail.com
- Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/
- Website: thietbivieta.com
Từ khóa
- máy nén khí hơi yếu
- máy nén khí yếu
- máy nén khí lên hơi chậm