Cách lắp đặt máy nén khí và những lưu ý quan trọng bạn cần biết
Để mang lại hiệu quả tối ưu, máy nén khí không chỉ hoạt động riêng biệt mà luôn có những thiết bị đi kèm. Một hệ thống máy hơi khí nén công nghiệp hoàn chỉnh sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình vận hành. Bài viết sau đây, Việt Á hướng dẫn bạn cách […]
Để mang lại hiệu quả tối ưu, máy nén khí không chỉ hoạt động riêng biệt mà luôn có những thiết bị đi kèm. Một hệ thống máy hơi khí nén công nghiệp hoàn chỉnh sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình vận hành. Bài viết sau đây, Việt Á hướng dẫn bạn cách lắp đặt máy nén khí đúng quy trình
Nội Dung Chính
Quy trình lắp đặt máy nén khí
– Lắp đặt phụ kiện:
Điều đầu tiên người dùng cần phải chú ý, đó là thực hiện lắp đặt các phụ kiện của máy như: chân đế, bánh xe, lọc gió, thực hiện thay nút báo dầu. Việc lắp đặt các bộ phận này sẽ mang tới khả năng di chuyển nhanh chóng, đơn giản cho thiết bị này.
Việc đảm bảo được việc lắp ráp đúng chuẩn bộ phận bánh xe và chân đế cho máy nén mini sẽ giúp đảm bảo quá trình làm việc tốt của máy, cũng như hạn chế các tình trạng rung lắc máy, nhờ đó mang tới sự cân bằng của máy đối với mặt đất khi máy vận hành.
Việc lắp đặt bộ phận lọc gió máy nén khí vô cùng quan trọng trong quá trình lắp đặt, sử dụng thiết bị khí nén. Lọc gió thường được lắp ở phần đầu hút khí, đảm nhiệm vai trò giúp cho thiết bị khí nén sinh ra được sạch hơn, giúp ngăn chặn tình trạng bụi bẩn làm ảnh hưởng tới độ bền của máy.
Đối với loại máy nén khí cầm tay có dầu sẽ được tích hợp thêm hệ thống nút báo dầu. Do đó, khi sử dụng thiết bị này, người dùng cần phải chú ý thực hiện tháo phần nhựa trắng thay vào đó là nút dầu màu vàng. Đây là công việc giúp cho buồng dầu được thông thoáng hơn. Đối với dòng máy không dầu, bạn có thể bỏ qua bước này.
– Kết nối các phụ kiện:
Khi thực hiện lắp đặt xong các phụ kiện cơ bản của máy, người dùng tiếp tục tiến hành các kết nối như dây hơi, các thiết bị dùng hơi vào với máy.
Máy nén khí thường được trang bị sẵn cút nối nhanh, cút nối này được dùng để thực hiện kết nối máy nén khí với dây hơi nhằm truyền sản phẩm khí nén từ máy, đi qua dây hơi cung cấp tới các phụ kiện sử dụng khí nén như: súng bơm lốp, súng phun sơn, súng xì khô,…
Phần đầu còn lại của máy nén sẽ được lắp ráp dành cho các thiết bị sử dụng hơi.
3 cách bố trí các thành phần của hệ thống máy nén khí
Lắp đặt theo tỉ lệ 1:1:1:1
Hệ thống này sẽ gồm một máy nén khí trục vít, một bình khí, một bộ lọc và một máy sấy, hệ thống này được áp dụng khá nhiều trong thực tế hoạt động theo nguyên lý lá khí nén sau khi đi ra ngoài khỏi máy nén khí sẽ được dẫn qua bình chứa khí nén tại đây khí nén sẽ được hạ bớt nhiệt độ và tách hơi nước ra khỏi khí nhờ đó sẽ giảm được tải cho máy sấy khí.
Lắp đặt theo tỉ lệ 2 : 1 : 2 : 2
Có nghĩa là hệ thống sẽ được lắp 2 máy nén , một bình khí, 2 bộ lọc và 2 máy sấy khí. Với những hệ thống được lắp đặt như thế này sẽ sử dụng cho những hoạt động cần nhiều lượng khí hơn đồng thời tiết kiệm được chi phí do chỉ dùng 1 bình lọc cho cả 2 máy nén.
Lắp đặt theo tỉ lệ 1:1:1
Tỉ lệ lắp đặt này được áp dụng cho những môi trường làm việc khá khắc nghiệt, khí nén luôn có nhiệt độ cao, nhiều hơi nước do đó và phòng chứa máy nén khí quá chật do đó phải cắt bớt bộ phận lọc khí hoặc lắp đặt ở một vị trí khác và kết nối vào hệ thống.
Trong trường hợp này khí sẽ được đưa trực tiếp vào máy sấy để tách hơi nước, giảm nhiệt độ sau đó mới qua bình lọc
Thứ tự lắp đặt các thiết bị
Các thiết bị cần được lắp đúng vị trí để đảm bảo hoạt động đúng chức năng và hiệu suất.
Lưu ý: Nên làm đường ông Bypass (đường ống dự phòng) cho các thiết bị phụ trợ công hệ thống khí nén như bộ lọc khí, máy sấy khí để khi xảy ra như cố thì chỉ cần khóa van 2 đầu lại cho chạy qua đường bypass khi bảo dưỡng, sửa chưa máy mà không phải dừng máy.
Chọn kích thước đường ống
Đường ống phải đảm bảo về tiêu chuẩn về chất liệu, kích thước giúp khí lưu thông được tốt hơn, giữ áp suất ổn định ở cuối đường ống. Kích thước đường ống không chuẩn dẫn đến áp lực gần vị trí máy rất cao và ổn định nhưng áp lực ở vị trí cuối lại thiếu khí. Đi ống không đúng cách sẽ khiến khí nén không được lọc sạch và có lẫn nước.
Chất liệu đường ống, kích thước đường ống:
Ống théo mạ kẽm: áp lực khí nén (8 -10 bar) vì vậy mà tất cả các đường ống khí phải dùng ống thép, tránh dùng ống nhựa có thể gây cháy nổ.
Kích thước đường ống: Dựa vào lưu lượng khí nén của máy để chọn kích thước đường ống phù hợp.
Cách đi đường ống:
Đường ống trong phòng máy cách mặt đất 3 – 5m. Không đi âm dưới đất hoặc trong tường vì sau này có sự cố thì rất khó xử lý.
Xem thêm: Cách khắc phục sự cố hỏng bộ điều khiển máy nén khí
Nên đi mạch vòng để tránh tổn hao áp suất.
Đường ống nhánh lấy khí từ đường ống chính phải được lắp phía mặt trên của ống (tránh lấy phải nước)
Những lưu ý quan trọng trong lắp đặt máy nén khí
1 . Máy nén khí nên lắp đặt tại nơi có độ ẩm thấp, sạch sẽ và thông gió
2 . Nhiệt độ môi trường không vượt quá 46 độ C. Lý do của vấn đề này đó là: nhiệt độ cao, lượng không khí do đầu nén sản xuất ra sẽ giảm.
3 . Nếu lắp đặt trong môi trường xấu, có nhiều bụi và bẩn, thiết bị lọc bắt buộc phải có trước khi lắp đặt để bảo đảm tuổi thọ của các bộ phận và linh kiện trong hệ thống khí.
4 . Tính trước tuyến đường vận chuyển và lắp đặt một cần trục (đặc biệt dùng cho các loại máy nặng, lớn) phải được quan tâm để thuận tiện cho việc vận chuyển, lắp đặt và bảo dưỡng.
5 . Tạo đầy đủ khoảng trống xung quanh máy để dễ dàng và thuận tiện cho việc bảo dưỡng. Đề nghị khoảng trống ít nhất là 70 cm.
6 . Khoảng cách ít nhất giữa nóc của máy và trần nhà /mái nhà là 100 cm.
Kiểm tra, bảo dưỡng máy nén khí thường xuyên
Để máy nén khí vận hành tốt ta không thể không thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy nén khí:
> Công việc hàng ngày:
– Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kính thăm dầu.
– Xả bình chứa khí bốn tiếng hay tám tiếng mỗi lần phụ thuộc vào độ ẩm của không khí.
– Kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường bạn có thể tham khảo ở hướng dẫn sử dụng khi mua máy.
=> Công việc hàng tuần:
– Làm sạch bộ lọc khí. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt.
– Lám sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai đầu máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong.
– Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần.
=> Công việc hàng tháng:
– Kiểm tra rò rỉ của hệ thống khí.
– Kiểm tra dầu, thay nếu cần thiết.
– Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.
Trên đây là hướng dẫn cơ bản cách lắp đặt máy nén khí chuẩn nhất. Để được tư vấn thêm về lắp đặt bảo dưỡng máy nén khí cũng như mua máy nén khí, phụ tùng thiết bị lắp đặt.
Xem thêm dịch vụ máy nén khí tại Việt Á
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á
- Địa chỉ: Số 4 – Ngõ 279 – Phúc Lợi – Long Biên – Hà Nội
- Điện thoại: 0988 947 064
- Email: maynenkhivieta@gmail.com
- Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/
- Website: thietbivieta.com