Kính thăm dầu máy nén khí
- Hiển thị 1-16 của 16 kết quả
Kính thăm dầu máy nén khí
Kính thăm dầu máy nén khí hay thước thăm dầu là loại thước chất liệu meka/ nhựa tổng hợp, được gắn vào bồn chứa dầu, giúp người sử dụng biết đượng lượng dầu còn lại trong bồn mà không cần phải mở nắp.
Thước thăm dầu là gì?
Thước thăm dầu, kính thăm dầu, mắt thăm dầu hay ống thăm dầu,… Đều là những dụng cụ được gắn vào bồn chứa dầu, có hình dạng thẳng, hình trụ hoặc hình trong tùy theo loại máy nén khí sử dụng; để giúp người dùng có thể kiểm tra lượng dầu một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn mà ko cần mở nắp.
Nó thường được gắn vào bồn chứa dầu, có hình dạng thẳng, hình trụ hoặc hình trong tùy theo loại máy nén khí sử dụng. Nhiệm vụ của chúng là báo cho người dùng biết lượng dầu ở trong bòn còn hay hết và thời gian thay dầu thích hợp nhất.
Trên thước thăm dầu có hai vạch màu đỏ, vạch dưới có ký hiệu chữ L (low) tức là mức thấp, vạch trên có ký hiệu là H (high) tức là mức cao. Mức dầu phù hợp là mức dầu nằm giữa hai vạch L và H khi máy nén khí chạy có tải.
Phân biệt các loại thiết bị thăm dầu cho máy nén khí
Các loại thiết bị kiểm tra lượng dầu trong máy khí nén được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nhưng chúng đều có những điểm khác nhau với những ưu và nhược riêng, phù hợp cho những loại máy nén khí khác nhau.
Chi tiết về sự khác nhau giữa những loại dụng cụ thăm dầu này như sau:
Mắt thăm dầu
Mắt thăm dầu là thiết bị thăm dầu có hình dạng giống con mắt chuyên sử dụng cho máy nén khí dây đai. Nó thường được gắn trên đầu nén của máy nén khí piston.
Kính thăm dầu
Kính thăm dầu có dạng cây có tâm lỗ và bulong. Nó thường được gắn trên bình dầu máy nén khí để hiển thị mức dầu trong bình dầu. Khi dùng bạn cần nắm rõ kích thước giữa 2 tâm lỗ và kích thước bulong.
Loại thiết bị thăm dầu này dễ bị biến dạng tại nhiệt độ dầu, bị vỡ do siết ốc quá căng, rò rỉ dầu,… nên cần được kiểm tra định kỳ và thay thế sau một thời gian sử dụng.
Thước thăm dầu
Thước thăm dầu là thiết bị kiểm tra lượng dầu có hình chiếc thước, có các vạch hiển thị mức độ dầu trong máy nén khí trục vít. Nó được gắn trên khoang chứa dầu.
Thước thăm dầu dạng phao
Thước thăm dầu dạng phao có hình dạng như một chiếc phao với kim chỉ mức dầu trong máy nén. Nó thường được dùng phổ biến cho dòng máy nén khí Atlas Copco. Nó thường đi kèm với mã sản phẩm cụ thể của máy vậy nên khi cần thay thế hoặc sử dụng, bạn cần cung cấp thông tin mã số sản phẩm hay model máy cho nhà cung cấp để kiểm tra được chính xác sản phẩm đang sử dụng.
Thước thăm dầu dạng thanh
Thước thăm dầu dạng thanh có hình dạng thanh có kẻ vạch. Loại thước thăm dầu này thường được sử dụng phổ biến ở các loại máy nén khí của các thương hiệu như: Hitachi, Kobelco, Hanshin, Kyungwon, Fusheng,…
Nó được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp nên rất dễ quan sát mức dầu trong máy vì nó có đặc tính là trong suốt và dễ dàng nhìn thấy mức dầu của bình chứa qua thước. Từ đó chúng giúp hiển thị dầu ở trong bình chứa.
Thước thăm dầu dạng thanh được gắn lên bình dầu bằng việc bắt bu lông hai đầu, bạn cần nắm rõ khoảng cách đường kính tâm lỗ này đến tâm lỗ kia, chiều dài và đường kính bắt ốc.
Đặc điểm Kính thăm dầu máy nén khí
– Mắt thăm dầu hay còn gọi là thước thăm dầu, kính thăm dầu là loại thước chất liệu meka nhựa tổng hợp, được gắn vào bồn chứa dầu, giúp người sử dụng biết được lượng dầu còn lại trong bồn mà không cần phải mở nắp.
– Nhược điểm: dễ bị biến dạng tại nhiệt độ dầu, bị vỡ do siết ốc quá căng, rò rỉ dầu,.. nên sẽ được định kỳ thay thế sau một thời gian sử dụng.
Cách chọn mắt thăm dầu.
– Khi mua chọn kính thăm dầu thì mỗi hãng khác nhau sẽ có kích thước loại kính khác nhau. Do đó, trước khi chọn các bạn cần chú ý đến
+ Khoảng cách kính thăm dầu
+ Khoảng cách hai tâm lỗ
+ Loại ống bắt
+ Bước ren thông thường sẽ là số chẵn 14cm, 16cm, 18cm, 21cm
Lưu ý khi mua và sử dụng kính thăm dầu
Do loại kính thăm dầu dạng này được sử dụng từ lâu, các hãng cũng có kích thước khác nhau. Với kính thăm dầu dạng cây quý khách hàng cần cung cấp thông tin chiều dài kính thăm dầu, khoảng cách hai tâm lỗ, kích thước bu lông.
Loại thước thăm dầu này có nhược điểm như dễ bị biến dạng tại nhiệt độ dầu, bị vỡ do siết ốc quá căng, rò rỉ dầu,.. nên sẽ được định kỳ thay thế sau một thời gian sử dụng.