Tại sao phải thay lọc gió máy nén khí?
Tại sao phải thay lọc gió máy nén khí? Lọc gió máy nén khí là bộ phận nằm ngay ở phía cửa hút có chức năng bảo vệ máy nén khí khỏi các tác động bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Vậy nên. bộ lọc gió của máy nén khí cần được thực hiện […]
Tại sao phải thay lọc gió máy nén khí?
Lọc gió máy nén khí là bộ phận nằm ngay ở phía cửa hút có chức năng bảo vệ máy nén khí khỏi các tác động bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Vậy nên. bộ lọc gió của máy nén khí cần được thực hiện vệ sinh và thay lọc gió máy nén khí theo định kỳ.
Xem thêm: Vệ sinh bộ lọc gió máy nén khí
Thông thường chúng ta nên vệ sinh lọc gió định kì theo tháng hoặc theo tuần và nên thay thế lọc gió mới sau 3000 giờ hoặc 6000 giờ sử dụng tùy theo từng hãng khuyến cáo hoặc sớm/muộn hơn phụ thuộc vào môi trường đặt máy nén khí. Nếu môi trường nhiều bụi bẩn và tần suất máy hoạt động liên tục thì chúng ta nên thực hiện thay lọc gió máy nén khí sớm hơn.
Với bất kỳ chi tiết nào của máy nén khí khi hoạt động có vấn đề, nó đều sẽ đưa thông báo lên hệ thống điều khiển để cảnh báo. Và khi bạn thấy dấu hiệu cảnh báo các bộ lọc bị nghẹt, bạn cần vệ sinh hoặc thay thế lọc gió. Vì nếu bộ lọc gió máy nén khí bị tắc nghẹt vì bẩn, độ chênh áp sẽ tăng và đây chính là kết quả của việc giảm lưu lượng khí vào đầu nén và nhiệt độ xả tăng.
Tại sao phải thay lọc gió máy nén khí?
Nếu bạn bảo dưỡng lọc gió thường xuyên thì sẽ có nhiều lợi ích mà nó mang lại như sau:
Tiết kiệm chi phí:
Chúng ta có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí thông qua việc thay thế lọc gió của máy nén khí một cách định kỳ. Một máy nén khí mà bị bám bụi bẩn ở cửa hút khí thì sẽ làm giảm lưu lượng của dòng khí ra. Bởi vậy, hiệu quả chuyển đổi giữa lượng điện năng tiêu thụ so với lưu lượng khí nén được tạo ra sẽ bị sụt giảm, thậm chí phần chi phí còn cao hơn khá nhiều so với công việc thay thế một bộ lọc mới. Bởi vậy, chúng ta không nên vận hành hệ thống máy nén khí khi bạn chưa lắp bộ lọc gió ở cửa hút.
Xem thêm: Cấu tạo bộ lọc khí nén
Nếu máy nén khí của bạn được lắp đặt ở một môi trường có khá nhiều bụi bẩn như các xưởng kim loại, các xưởng chế biến gỗ hoặc những xưởng phun cát thì chúng ta nên thiết kế một phòng máy riêng để đặt máy nén khí hoặc có thể lắp đặt đường ống dẫn khí vào nhằm cung cấp khí sạch cho phòng máy nén khí. Bạn hãy làm điều này vì mục tiêu bảo vệ hệ thống máy và vì chính sức khỏe của bạn. Hơn thế nữa, công việc này sẽ giúp cho chúng ta tránh được rất nhiều vấn đề về sửa chữa máy nén khí đặc biệt là khi bộ lọc gió máy nén khí bị kẹt dẫn đến máy nén khí bị quá nhiệt và ngắt
Tiết kiệm điện năng:
Lọc gió được chọn phù hợp với lưu lượng làm việc của bạn: phần lưu lượng càng lớn thì càng đòi hỏi bộ lọc có kích thước càng phải lớn. Nếu như lưu lượng quá lớn so với kích thước của bộ lọc gió , thì sẽ dẫn đến việc bị sụt áp trên bộ lọc sẽ trở lên quá cao thậm chí điều này còn gây ra móp méo và thủng bộ lọc.
Mức cản trở lưu lượng sẽ tăng cùng với việc tăng của khối lượng bụi: theo thời gian thì bụi bẩn sẽ bị tích lũy càng nhiều trên bề mặt của bộ phận lọc gió. Phần bụi bẩn này sẽ làm tăng mức độ sụt áp (điều này được đo bằng mBar). Chúng ta không nên để độ sụt áp này trở lên quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến điện năng tiêu thụ của máy. Mức sụt áp 25mBar qua bộ lọc gió sẽ có thể làm giảm lưu lượng khí nén ở đầu ra của máy nén khí là khoảng 2%.
Bạn có thể tiến hành vệ sinh lọc gió máy nén khí khi chưa đến thời gian thay lọc tuy nhiên bạn cần phải tránh vệ sinh lọc gió bằng hơi có lẫn hơi nước bởi vì như vậy sẽ làm cho các lỗ thông thoát trên giấy lọc bị nghẹt thêm. Có khá nhiều người mắc phải lỗi này. Bạn hãy tiến hành vệ sinh lọc khi mà đảm bảo rằng khí ra của bạn hoàn toàn sạch. Và khi đến thời gian thay lọc định kỳ, thì bạn nên tuân thủ phương pháp bảo dưỡng định kì.
Hướng dẫn cách vệ sinh và thay thế bộ lọc gió máy nén khí
- Nhấn nút STOP để dừng hoàn toàn máy nén khí.
- Ngắt kết nối máy máy nén khí với dòng điện.
- Đợi cho đến khi bộ báo áp suất dầu hiển thị 0 MPa.
Xem thêm: Đặc điểm lọc tách dầu máy nén khí
- Mở cửa trước của máy nén khí, sau đó mở khoang chứa lọc gió máy nén khí.
- Trường hợp vệ sinh bộ lọc gió, bạn có thể dùng trực tiếp khí nén để loại bỏ các hạt rắn hoặc bụi sau đó thổi khí làm sạch bề mặt lọc gió từ bên trong.
- Trường hợp lọc gió bị bẩn bởi dầu mở và carbon, hãy nhúng lọc gió vào chất tẩy rửa hoặc nước khoảng 30 phút. Rửa lọc gió một vài lần với nước sạch (áp suất nước nên thấp hơn 0.27 MPa) và sấy khô nó. Hãy chắc rằng bộ lọc gió được làm khô hoàn toàn.
- Vệ sinh, lau rửa khoang chứa lọc gió.
- Trường hợp cần thay thế lọc gió, chúng ta chỉ cần đặt mới lọc gió vào đó và khóa nắp lọc gió trở lại là xong.
- Hiệu chỉnh lại thông số cài đặt cho máy.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á
- Địa chỉ: Số 4 ngõ 279, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: 043 875 1908 – 0988 947 064
- Email: maynenkhivieta@gmail.com
- Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/
- Website: thietbivieta.com
Rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách!