CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á

Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?

Động cơ điện có thể bị cháy khi nào Motor 3 pha ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với motor 1 pha như công suất hoạt động lớn hơn, tiết kiệm dây dẫn và cấu tạo của động cơ 3 pha cũng đơn giản […]

// do_shortcode('[ez-toc-widget-sticky]');

Động cơ điện có thể bị cháy khi nào

Motor 3 pha ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với motor 1 pha như công suất hoạt động lớn hơn, tiết kiệm dây dẫn và cấu tạo của động cơ 3 pha cũng đơn giản hơn. Và tất nhiên để tạo ra và có thể sử dụng được motor 3 pha thì bạn cần phải biết cách đấu dây cho motor 3 pha.

Cách đấu dây cho motor 3 pha có vai trò rất quan trọng nếu bạn đấu sai sẽ gây ra nhiều nguy hiểm có thể làm motor bị cháy.

Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?
Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?

Nguyên nhân động cơ điện có thể bị cháy

Trước khi tìm cách kiểm tra động cơ điện có thể bị cháy, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng động cơ điện có thể bị cháy. Motor điện (còn gọi tên khác là động cơ điện) là động cơ sử dụng nguồn điện nói chung. Chúng đã được phân loại theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như: motor điện 1 pha, 3 pha, một chiều hay xoay chiều, motor điện roto lồng sóc hay dây quấn, motor điện vạn năng,..

Và dù cho là loại motor nào đi chăng nữa thì chức năng chính của chúng cũng là tạo là nguồn động lực cơ học cần thiết dành cho mọi thiết bị hoạt động tốt nhất.

Động cơ điện khi hoạt động trong điều kiện không thuận lợi thì tuổi thọ của nó cũng sẽ bị giảm đáng kể. Đa số động cơ điện bị cháy thường là do quá nhiệt, phần ít còn bị cháy do phóng điện. Sau đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng cháy động cơ điện các bạn cần biết:

Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?
Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?

a)  Cháy motor do nguồn điện bị mất đi

Do nguồn cấp điện 3 pha khi đi vào động cơ lại bị mất đi 1 pha

Mất 1 pha sẽ gây quá dòng cho 2 pha còn lại, nếu tình trạng quá dòng 2 pha kéo dài thì sẽ gây quá nhiệt cục bộ, từ đó dẫn đến cháy động cơ.

Các nguyên nhân chủ yếu khiến motor bị cháy mất 1 pha:

Cầu chì của động cơ bị đứt.

Đầu dây đấu nối điện vào trong động cơ điện, chỉ cần có 1 con bù lon bị lỏng không ăn điện thì sẽ làm mất 1 pha.

Cháy 1 trong 3 tiếp điểm trong quá trình khởi động từ của động cơ điện dẫn đến cháy mất 1 pha.

Trong trường hợp 3 tiếp điểm trong động cơ khởi động từ còn tốt, thì bạn cần xem lại bộ cắt điện tự động có điều chỉnh cho tải quá dòng hay không. Nếu có quá dòng thì phần cơ khí sẽ bị quá tải hoặc ma sát nhiều làm động cơ khó khởi động, nên đã chỉnh tự động cắt ở cường độ cao hơn bình thường gây cháy động cơ điện.

Xem thêm: Cách chọn động cơ điện

b) Động cơ điện bị cháy do quá dòng, điện áp không ổn định

Dòng điện áp quá cao hoặc quá thấp cũng làm cho dòng điện tăng cao, gây tình trạng quá dòng, dẫn đến cháy.

c) Motor cháy do nhiệt độ môi trường quá cao

khiến cho động cơ bị đóng bụi, không giải nhiệt được, do đó cũng làm cho động cơ điện bị chập cháy.

Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?
Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?

d) Động cơ điện cháy do thường xuyên bị quá tải kéo dài 

Người ta cho phép mỗi động cơ có thể quá tải nhưng phải thấp hơn 15 – 30% thì không phải cắt ra. Các bộ phận cần bảo vệ như cầu chì, rơ le nhiệt, rơ le quá dòng thường được cài đặt lại để có thể khởi động ở trị số này. Nếu các bộ phận này không hoạt động quá tải, quá trị số trên thường xuyên kéo dài làm nóng động cơ, dẫn đến cháy động cơ.

e) Động cơ điện bị cháy do mòn chi tiết gây ma sát

Động cơ điện bị hư các gối trục, bị phát nóng do vòng bi bạc đạn, ổ trượt hoặc do các bộ phận ma sát nhằm chống di trục

Vì thiếu mỡ bò hoặc dầu nhớt bôi trơn, hoặc loại mỡ bò, dầu nhớt bôi trơn đó không còn đủ khả năng bôi trơn. Cũng có thể do mài mòn nhiều, các mặt ma sát không còn độ trơn bóng, khe hở giữa các mặt ma sát tăng cao, dẫn đến sự cọ sát giữa stato và roto tạo ra các vết xước bóng gây cháy động cơ điện.

f) Động cơ điện bị cháy có chỗ bị nổ dây 

Dây bị nổ và nám đen các vị trí xung quanh là do động cơ bị bụi bặm, hơi nước, các loại hóa chất thẩm thấu vào chất cách điện. Từ đó làm phóng điện một chỗ dẫn tới tình trạng cháy động cơ điện. 

Ngoài ra, việc phóng điện làm cháy động cơ còn do 1 nguyên nhân nữa, đó là độ cách điện của dây đồng ở mức quá thấp khi bị rung động, lúc này điện áp lên xuống đột ngột sẽ gây ngắn mạch trong cuộn dây.

Cách kiểm tra motor điện bị cháy

Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?
Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?

Khi kiểm tra, nếu bạn phát hiện 1 trong 3 tiếp điểm chính bị cháy, không dẫn điện. Trong khi 2 tiếp điểm còn lại bị dính vào nhau, không tách ra được. Bạn có thể kết luận motor điện bị cháy do khởi động từ. Bởi chúng đã bị sử dụng quá lâu ngày hoặc bị hỏng.

Nếu 3 tiếp điểm đều còn tốt thì cần xem lại bộ cắt điện tự động. Xem chúng có bị chỉnh cho tải quá dòng hay không. Nếu có thì nguyên nhân lớn đến từ phần cơ khí bị quá tải hoặc ma sát nhiều. Dẫn đến động cơ khó khởi động, chúng tự điều chỉnh cắt ở cường độ cao. Dẫn đến động cơ bị cháy.

Bạn cũng có thể xác định được động cơ bị cháy do mất pha hay quá tải. Cách làm áp dụng khi bạn tháo 1 motor điện 3 pha. Khi cháy do mất pha, 1 số cuộn thuộc pha sẽ có dây đồng không bị cháy xém đen như các cuộn còn lại.

Quan sát phần stato, nếu có các vết xước bóng do roto quay chạm vào. Thì nguyên nhân đến từ bạc đạn đã bị mòn hoặc hư.

Nếu trong động cơ có chỗ bị nổ dây và nám đen xung quanh. Nguyên nhân do động cơ bị hơi nước lọt vào. Dẫn đến chỉ có thể phóng điện 1 chỗ, gây cháy động cơ.

Tiến hành kiểm tra các đầu nốI điện vào động cơ. Nếu bạn thấy 1 bulong bị lỏng thì nguyên nhân do mất cường độ 1 pha. Từ đó khiến motor điện bị cháy.

Liên hệ với chúng tôi để dược tư vấn và giải đáp thắc mắc về động cơ điện

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á

Điện thoại: 043 875 1908 – 0988 947 064

Email: maynenkhivieta@gmail.com

Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/

Website: thietbivieta.com

Hotline
Hotline
Bài viết liên quan
28/01/2022

Stato là gì? Roto là gì?  Trong các động cơ điện nói chung thì đều có 2 bộ phận chính là stato (phần cố định) và rôto (phần quay). Vậy stato và rôto là gì? Để hiểu rõ về hai bộ phận này, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Việt Á […]

27/01/2022

Tổng hợp những ký hiệu động cơ điện Sơ đồ mạch điện hay còn gọi là bản vẽ thiết kế hệ thống mạch điện. Nếu bạn không phải là một người kỹ sư và thợ điện, cầm bản vẽ bạn sẽ không đọc được các ký hiệu động cơ điện. Bài viết dưới đây sẽ […]

28/01/2022

Hướng dẫn sửa chữa động cơ điện Sửa chữa động cơ điện, motor điện đúng cách là chìa khóa để đảm bảo thiết bị của bạn sẽ tăng tuổi thọ, giảm thiểu chi phí hư hỏng do sửa chữa. Các lỗi thường gặp của động cơ điện Những lỗi sau đây của động cơ điện […]

28/01/2022

Khái niệm động cơ điện là gì? Các loại động cơ? Trong những sản phẩm máy công nghiệp cũng như gia dụng thì không thể thiếu được những sản phẩm có sử dụng các loại motor điện. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn băn khoăn về động cơ điện, chẳng hạn như khái niệm, […]

28/01/2022

Mạch điều khiển động cơ điện một chiều là gì? Động cơ điện một chiều là loại động cơ mang nhiều ưu điểm vượt trội và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống hiện nay. Ưu điểm trước tiên phải kể đến đó là nguyên tắc hoạt động thông minh, có […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *