10 Nguyên nhân máy nén khí không lên hơi và cách khắc phục
Máy nén khí không lên hơi hoặc lên hơi yếu là vấn đề thường gặp, đặc biệt ở các dòng máy nén khí piston sau thời gian sử dụng lâu dài. Lỗi này làm giảm áp suất nén, khiến hiệu suất nén khí giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, gây lãng phí và tăng chi phí sửa chữa. Vậy đâu là nguyên nhân khiến máy nén khí không lên hơi? Làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết từ thietbivieta.com dưới đây.
10 Nguyên Nhân Máy Nén Khí không lên hơi hoặc hơi yếu và cách khắc phục
Dưới đây là 10 nguyên nhân dẫn đến sự cố máy nén khí không lên hơi:
1.Lưỡi gà và van 2 chiều bám bụi, cát:
Lưỡi gà và van 2 chiều nằm trong cụm xi lanh nén khí, có nhiệm vụ điều tiết luồng khí. Trong quá trình vận hành, bụi bẩn có thể theo khí nén lọt vào xi lanh, bám lại trên bề mặt hai bộ phận này. Khi bị bẩn hoặc cấn cát, lượng khí vào xi lanh bị giảm, khiến máy nén không lên hơi hoặc lên hơi rất yếu.
- Dấu hiệu nhận biết: Kiểm tra xem lưỡi gà có gãy, cong vênh hay dính cát không; van 2 chiều có bị đóng cặn bẩn không.
- Cách khắc phục: Vệ sinh sạch lưỡi gà và van 2 chiều. Nếu lưỡi gà bị gãy, cần thay mới.
2.Rò rỉ khí nén ở van hoặc hệ thống:
Rò rỉ thường xảy ra tại van xả hoặc van an toàn do gioăng bị lão hóa, vôi hóa khiến bề mặt tiếp xúc không kín khít, gây thất thoát khí nén. Dù lượng khí thất thoát nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng đến áp suất làm việc.
- Cách kiểm tra: Sau khi máy nạp đầy khí và ngừng hoạt động, quét nước xà phòng lên các vị trí van. Nếu thấy nổi bọt khí tức là có rò rỉ.
- Cách khắc phục: Thay thế van mới hoặc siết chặt lại bằng băng tan mới.
3.Bầu lọc gió bị tắc hoặc màng lọc bẩn:
Bên trong bầu lọc gió có lớp mút giúp lọc bụi trước khi khí vào xi lanh. Khi mút bị bẩn hoặc tắc nghẽn, khí vào bị cản trở, làm giảm áp suất nén và khiến máy lên hơi yếu.

- Dấu hiệu: Máy lên hơi chậm, áp suất yếu.
- Cách khắc phục: Vệ sinh hoặc thay mới lớp mút lọc nếu bị hỏng hoặc biến dạng.
4.Gioăng đầu bò bị rách hoặc lệch:
Gioăng đầu bò có nhiệm vụ ngăn cách khí vào và ra tại phần đầu máy. Khi gioăng bị lệch hoặc rách, luồng khí bị rò rỉ, giảm hiệu quả nén.
- Cách khắc phục: Thay gioăng mới. Trường hợp cần tiết kiệm, có thể tự chế gioăng bằng bìa cứng bằng cách:
- Dùng gioăng cũ làm mẫu, vẽ lên bìa cứng.
- Cắt theo hình và lắp lại vị trí cũ.
Tuy nhiên, gioăng tự chế có độ bền kém, dễ hỏng sau thời gian ngắn.
5.Van khí hỏng hoặc tắc nghẽn (van nạp, van xả, van một chiều):
Van nạp hoặc van xả bị hỏng, rách gioăng hoặc bám bụi bẩn sẽ làm giảm lượng khí hút vào, khiến máy không đạt đủ áp suất.
- Cách khắc phục: Tháo kiểm tra van, vệ sinh sạch sẽ hoặc thay mới nếu cần.
6.Áp suất khí vào quá thấp:
Áp suất khí đầu vào không đủ làm máy nén bị yếu hơi.
- Cách khắc phục: Kiểm tra và điều chỉnh áp suất khí vào phù hợp.
7.Dầu nhớt thiếu hoặc bẩn:
Dầu bôi trơn không đạt yêu cầu sẽ giảm hiệu suất, gây yếu hơi. Ngoài ra, dầu dư trong bình chứa cũng ảnh hưởng đến khả năng nén khí.
- Cách khắc phục: Thay dầu mới, đổ đúng lượng dầu theo tiêu chuẩn.
8.Vòng bi hoặc piston hư hỏng:
Vòng bi mòn, piston hỏng làm giảm khả năng nén khí, gây hiện tượng lên hơi chậm.
- Cách khắc phục: Thay mới vòng bi hoặc piston khi cần.
9.Dây đai hoặc puli bị hỏng (máy dẫn động dây đai):
Dây curoa hoặc puli mòn, đứt gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo áp suất.
- Cách khắc phục: Kiểm tra và thay mới dây đai hoặc puli nếu hỏng hóc.
10.Lọc tách dầu khí bẩn hoặc tắc hoặc hỏng
Lọc tách dầu khí bẩn, tắc nghẽn làm giảm lưu lượng khí qua, gây sụt áp.

- Cách khắc phục: Thay mới lọc tách dầu và bảo dưỡng định kỳ.
11.Nguyên nhân khác:
Nguồn điện yếu, motor hoạt động kém, chưa cắm điện cũng có thể khiến máy không lên hơi.
Xem thêm: Cách khắc phục sự cố hỏng bộ điều khiển máy nén khí
Dấu Hiệu Nhận Biết Máy Nén Khí Bị Yếu Hơi
Khi máy nén khí gặp sự cố về áp suất, bạn có thể nhận biết qua 5 dấu hiệu sau:
- Áp suất trong bình chứa khí mất nhiều thời gian hơn bình thường để đạt đến áp suất định mức, thậm chí không thể đạt được áp suất yêu cầu.
- Máy hoạt động yếu, tiếng nén khí nhỏ hơn hoặc phát ra âm thanh không đều so với bình thường.
- Thời gian nén khí lâu hơn so với chu kỳ hoạt động tiêu chuẩn để đạt áp suất mong muốn.
- Máy phải vận hành liên tục không ngừng nghỉ mới đủ áp suất yêu cầu, cho thấy hiệu suất nén giảm sút.
- Lưu lượng khí nén đầu ra không đủ đáp ứng được các công việc như thổi bụi, sơn phủ hay vận hành thiết bị khí nén khác.
Lưu Ý Quan Trọng Khi Khắc Phục và Phòng Ngừa Sự Cố Máy Nén Khí Không Lên Hơi
Sự cố máy bơm hơi không lên hơi có thể được xử lý đơn giản tại nhà nếu bạn xác định đúng nguyên nhân. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra và khắc phục, cần lưu ý những điểm sau:
- Làm sạch máy trước khi tháo lắp: Đặc biệt chú ý khu vực xi lanh để tránh bụi bẩn rơi vào buồng nén, gây xước màng nén.
- Phân loại rõ ràng các bộ phận: Kiểm tra từng chi tiết một, tránh nhầm lẫn giữa các linh kiện.
- Ưu tiên thay mới các chi tiết dễ hỏng: Đối với lá nhôm, gioăng đầu bò – các linh kiện có giá thành thấp – nên thay mới nếu phát hiện hư hỏng để đảm bảo hiệu suất máy.
Bảo dưỡng định kỳ máy nén khí theo lịch
Bảo dưỡng định kỳ là giải pháp duy nhất giúp máy hoạt động ổn định, tránh hỏng hóc:
Hàng ngày:
- Ngắt điện hoàn toàn sau mỗi ngày làm việc.
- Xả van dưới đáy bình chứa tối thiểu 2 lần/ngày (sau 4–8 tiếng sử dụng) để loại bỏ nước cặn.
- Kiểm tra tổng thể các chi tiết máy.
Hàng tuần:
- Vệ sinh bộ lọc khí, ống giải nhiệt, các linh kiện lộ thiên bằng máy hút bụi hoặc bàn chải mềm.
- Điều chỉnh lại van xả, dây đai đảm bảo độ căng và độ bền phù hợp; thay mới nếu dây bai dão.
Theo định kỳ (theo hướng dẫn hãng):
- Thay dầu bôi trơn tối thiểu 3 tháng/lần.
- Làm sạch muội than, siết chặt ốc vít, kiểm tra khớp nối.
- Thay bộ lọc dầu sau mỗi 1.000 giờ vận hành.
- Bôi trơn vòng bi, động cơ, thay lọc gió mới khi cần thiết.
- Kiểm tra và bảo dưỡng các chi tiết quan trọng như piston, vòng bi để đảm bảo máy luôn vận hành tối ưu.
Một Số Lưu Ý Khác:
- Sử dụng đúng loại dầu nhớt chất lượng để đảm bảo khả năng bôi trơn tốt nhất cho các chi tiết bên trong máy.
- Điều chỉnh áp suất khí hợp lý, tránh đặt áp suất quá cao gây lãng phí điện năng hoặc quá thấp làm giảm hiệu suất.
- Trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng xử lý tại nhà, không nên tự ý tháo máy. Hãy liên hệ với kỹ thuật viên hoặc thợ chuyên nghiệp để đảm bảo sửa chữa an toàn và đúng kỹ thuật.
- Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo dưỡng và kịp thời xử lý các dấu hiệu bất thường sẽ giúp kéo dài tuổi thọ máy nén khí, tiết kiệm chi phí sửa chữa và đảm bảo hiệu suất vận hành ổn định.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ VIỆT Á
- Địa chỉ: Số 4 phố Võ Trung, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 0988 947 064
- Email: thietbivietavn@gmail.com
- Website: thietbivieta.com