Ứng dụng của hộp giảm tốc
Ứng dụng của hộp giảm tốc? Công dụng của các chi tiết trong hộp giảm tốc? Hộp giảm tốc được biết đến như một thiết bị trung gian dùng để kết nối giữa bộ phận làm việc trong máy móc công tác và động cơ điện. Với những ứng dụng của hộp giảm tốc đem […]
Ứng dụng của hộp giảm tốc? Công dụng của các chi tiết trong hộp giảm tốc?
Hộp giảm tốc được biết đến như một thiết bị trung gian dùng để kết nối giữa bộ phận làm việc trong máy móc công tác và động cơ điện. Với những ứng dụng của hộp giảm tốc đem lại sự tiện ích cho người dùng, đây là một trong số những thiết bị được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm các thông tin liên quan trong thời gian gần đây.
Nội Dung Chính
Vai trò và ứng dụng của hộp giảm tốc
Vai trò của hộp giảm tốc
Động cơ điện thường có tốc độ quay vô cùng lớn nhưng khi ứng dụng vào sản xuất trên thực tế thì một vài trường hợp sẽ cần tốc độ hoạt động nhỏ hơn. Để giảm tốc độ của động cơ cho phù hợp với yêu cầu của máy móc thiết bị điện, người ta đã chế tạo ra hộp giảm tốc này.
Bên cạnh đó, việc chế tạo động cơ có công suất nhỏ để thỏa mãn yêu cầu sử dụng thì cần chi phí rất cao, trong khi động cơ có công suất lớn với tốc độ quay lớn thường nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, với chi phí thấp hơn rất nhiều.
Ngoài công dụng giúp làm giảm tốc độ của động cơ cho phù hợp với nhu cầu gia công, việc sử dụng hộp giảm tốc còn giúp cho tải trọng của của động cơ tăng lên đáng kể.
Ứng dụng của hộp giảm tốc
Hầu hết, các khách hàng, kỹ sư đều phải công nhận tầm quan trọng của thiết bị này trong công nghiệp với các ngành: sản xuất, luyện kim, gia công, chế biến, khai khoáng…
Hộp giảm tốc được ứng dụng ở nhiều ngành nghề sản sản xuất. Ví dụ như: cửa cuốn, máy khuấy bột, băng tải vận tải đất đá, động cơ xe máy, động cơ xe cơ giới, đồng hồ, hệ thống lò hơi,…
Chúng còn được ứng dụng đa dạng như hộp số giảm tốc loại nhỏ, loại lớn trong công nghiệp như: băng chuyền sản xuất xi măng, sản xuất thức ăn gia súc, hệ thống chế biến gỗ, in ấn bao bì… Nói chung là nó được ứng dụng rất đa dạng cũng như giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất.
Đặc biệt với các máy ép, máy nghiền, máy khuấy trộn, máy xi mạ, máy cán thép phục vụ cho ngành sản xuất sắt, thép, luyện kim, cơ khí chế tạo thì hộp số là thành phần không thể thiếu.
Một ứng dụng dễ thấy hơn của hộp giảm tốc mà bạn có thể để ý đó chính là ở động cơ của xe máy và đồng hồ.
Các chi tiết máy hộp giảm tốc
a) Chốt cửa thăm hộp giảm tốc
Thường được sử dụng để kiểm tra và quan sát kỹ lưỡng các chi tiết, bộ phận của động cơ bên trong hộp giảm tốc. Đồng thời, giúp cho bạn định vị và đổ dầu nhớt vào bên trong hộp giảm tốc được chính xác hơn.
Vị trí: được lắp ở trên đỉnh hộp giảm tốc, đồng thời được đậy kín bằng 1 chiếc nắp nhựa.
b) Nút thông hơi hộp giảm tốc
Dùng để làm giảm áp suất cho hộp số giảm tốc, đồng thời giúp điều chỉnh lượng không khí ở bên trong hộp giảm tốc.
Vị trí: nằm ở ngay bên trên nắp cửa thăm nhớt.
Xem thêm: Tỷ số truyền là gì?
c) Nút tháo dầu hộp giảm tốc
Sử dụng để tháo bỏ lượng dầu nhớt đã cũ, bẩn và thay vào đó lớp dầu mới nhằm đảm bảo chế độ bôi trơn cho hộp giảm tốc được thực hiện tốt nhất.
Vị trí: nằm ở đáy của bộ phận hộp giảm tốc, khi mở con ốc này ra thì dầu nhớt trong xe sẽ chảy ra hết.
d) Que thăm dầu
Là dụng cụ để kiểm tra hàm lượng và tình trạng dầu trong hộp giảm tốc.
Vị trí: được lắp ở mặt bên của chiếc hộp giảm tốc nhưng bị nghiêng 1 góc 45 độ đối với mặt bên, thường có vỏ bọc ngoài bằng nhựa.
e) Vòng phớt chắn dầu
Dùng để ngăn không cho dầu mỡ, nhớt trong hộp số chảy tràn ra ngoài, đồng thời không cho bụi bẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong hộp số giảm tốc. Thông thường, người ta sẽ chọn loại vòng phớt có hình thang để có thể tương thích với động cơ.
Người ta thường lắp đặt vòng phớt chắn dầu hộp giảm tốc tại các đầu ló ra của bộ phận hộp giảm tốc.
f) Chốt định vị
Dùng để định vị chính xác vị trí của chiếc nắp động cơ, chi tiết bulông và hộp giảm tốc. Nhờ đó, khi tiến hành xiết bulông vào trong các chi tiết máy sẽ được an toàn hơn, không gây biến dạng vòng ngoài của ổ, giải quyết được nỗi lo về tình trạng hư hỏng, trầy xước ổ.
g) Vòng chắn dầu
Công dụng: Ngăn cách không để cho lớp dầu và mỡ trong động cơ tiếp xúc trực tiếp vào nhau. Do đó, tránh được các phản ứng gây hại đối với động cơ. Bề rộng của vùng cần chắn còn phải có diện tích từ 0 9 mm lọt vào khe hở giữa vỏ hoặc ống lót với mặt bên ngoài của vùng ren, thường thì ta sẽ lấy khoảng hở là 0,02mm.
h) Bulong vòng
Đây là 1 chi tiết kỹ thuật hết sức quan trọng đối với các loại động cơ trong ngành công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, giao thông vận tải, hàng hải,… Bulong vòng có hình dạng độc đáo, đầu tròn và thân dài, bulong vòng được chế tạo từ thép không gỉ nên rất bền chắc.
i) Bộ truyền động bánh răng hộp giảm tốc
Đây là cơ cấu truyền chuyển động giúp cho motor quay từ 1 trục này đi sang 1 trục khác. Qua đó sẽ thấy các răng của cả 2 bánh răng thường được ăn khớp vào nhau theo dạng cứng, khít chặt vào nhau. Cũng chính vì thế, ở giữa chúng sẽ không còn có độ trượt nữa nên sẽ giữ được tỷ lệ truyền động chính xác hơn.
k) Bộ truyền trục vít hộp giảm tốc
Còn được gọi là bánh vít hay là bộ truyền trục vít, nằm trong hệ thống truyền động răng vít, có sự kết hợp giữa bộ truyền động bánh răng và trục vít. Chúng được dùng để truyền chuyển động và công suất cho 2 phần trục được đan chéo nhau. Do đó, số đo của góc giữa 2 trục sẽ có độ lớn vào khoảng 90 độ.
m) Bộ truyền ngoài
Trong bộ truyền ngoài của bánh răng, thanh răng thường được bố trí thẳng hoặc nằm nghiêng. Đối với bộ truyền ngoài có thanh răng phẳng, góc nghiêng của chúng buộc phải bằng nhau. Ngoài ra, các bạn còn cần chú ý đến chiều xoắn của phần răng trên sao cho chúng ăn khớp với thanh răng.
l) Trục ra hộp giảm tốc
Là một phần của hộp số giảm tốc, được sử dụng để biến đổi các chuyển động tịnh tiến của piston trong động cơ biến thành chuyển động quay. Nó sẽ nhận lực từ piston để có thể tạo ra mô men quay, kết hợp với việc sinh công để đưa ra bộ phận công tác. Sau đó, nó lại được nhận năng lượng từ bánh đà để có thể truyền lại cho piston, nhằm mục đích sinh công.
n) Ổ lăn (vòng bi)
Thường bao gồm có bộ phận vành trong, vành ngoài, vòng cách định vị, các viên bi có mặt tại những khoảng cách cố định ở ngay phần giữa cách rãnh của các viên bi. Vật liệu dùng để làm ổ lăn thường có hàm lượng carbon crom cao và vòng cách còn phải được chế tạo bằng thép cứng.
Bao gồm có 4 bộ phận chính, do đó, để cho việc chọn lựa ổ lăn được tốt nhất, bạn cần phải hiểu rõ được từng chi tiết thiết kế cũng như đặc điểm chủ yếu của từng loại ổ lăn.
p) Khớp nối hộp giảm tốc
Đây là một chi tiết bên trong hộp giảm tốc, thường dùng để liên kết các chi tiết bên trong của hộp số lại với nhau. Đồng thời, khớp nối còn giúp truyền động từ chi tiết này đi sang các chi tiết khác.
Ngoài ra, khớp nối còn được xem như 1 chiếc một bản lề với công dụng là đóng mở các cơ cấu truyền động, đồng thời ngăn ngừa sự quá tải, làm giảm trọng tải động và sai lệch tâm ở các bộ phận nằm giữa các trục nối.
q) Vòng đệm
Là một chi tiết làm bằng thép mỏng được đặt giữa đai ốc và chi tiết máy ghép. Nó có tác dụng bảo vệ bề mặt chi tiết máy khỏi bị cào xước khi vặn đai ốc, phân bố đều tải trọng giữa đai ốc và bề mặt chi tiết ghép. Đồng thời, vòng đệm còn có tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc giữa đai ốc và bề mặt chi tiết ghép, do đó sẽ làm giảm hiệu ứng suất dập xuống.
Bình thường khi vặn đai ốc thì sẽ thấy 2 bề mặt của vòng đệm có độ nhẵn khác nhau. Bề mặt nào có độ nhẵn cao hơn thì sẽ được lắp tiếp xúc với đai ốc, bề mặt còn lại thì tiếp xúc với chi tiết máy ghép. Do đó, khi vặn đai ốc sẽ có chuyển động trượt tương đối với vòng đệm. Vòng đệm cố định với chi tiết ghép, do đó bề mặt chi tiết ghép sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Liên hệ với chúng tôi để dược tư vấn và giải đáp thắc mắc về hộp số giảm tốc
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á
Điện thoại: 043 875 1908 – 0988 947 064
Email: maynenkhivieta@gmail.com
Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/
Website: thietbivieta.com