Những tiêu chuẩn đường ống khí nén bạn nên biết
Ống hơi, dây hơi khí nén là vật tư quan trọng trong hệ thống máy nén khí. Vì vậy, việc lắp đặt không thể làm qua loa, cẩu thả mà cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đường ống khí nén để đảm bảo ống hoạt động hiệu quả. Tiếu chuẩn đường ống khí […]
Ống hơi, dây hơi khí nén là vật tư quan trọng trong hệ thống máy nén khí. Vì vậy, việc lắp đặt không thể làm qua loa, cẩu thả mà cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đường ống khí nén để đảm bảo ống hoạt động hiệu quả.
Nội Dung Chính
Tiếu chuẩn đường ống khí nén về thông số kích thước
Thông thường có 3 đơn vị đo đường kính ống thép thường được sử dụng: DN (A), phi (mm), Inch (“).
DN: là đường kính trong danh nghĩa.
– Ví dụ DN15 hoặc 15A, tương đương với ống có đường kính ngoài danh nghĩa là phi 21mm.
– Tuy nhiên, ống sản xuất với mỗi tiêu chuẩn khác nhau thì sẽ có đường kính ngoài thực tế khác nhau, (ví dụ theo ASTM là 21.3mm, còn BS là 21.2mm…).
– Nhiều người thường nhầm rằng ống DN15 tức là ống phi 15mm, nhưng không phải.
– Tuy DN là đường kính trong danh nghĩa, nhưng đường kính trong thực tế là bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào từng tiêu chuẩn sản xuất. Khi có đường kính ngoài thực tế, ta chỉ cần lấy đường kính ngoài trừ 2 lần độ dầy, sẽ ra được đường kính trong thực tế.
Đường kính trong (mm) = Đường kính ngoài (mm) – 2 lần độ dầy (mm)
* Phi: đường kính ngoài danh nghĩa.
Ở Việt Nam, đơn vị để đo đường kính ống quen thuộc nhất vẫn là phi (Ø), tức là mm (ví dụ phi 21 là 21mm).
Cũng có nhiều người nhầm rằng, ống có phi 21 thì đường kính ngoài phải là đúng và đủ 21mm. Nhưng cũng như đã trình bày ở trên, ứng với mỗi tiêu chuẩn sản xuất thì ống cũng sẽ có những đường kính ngoài thực tế khác nhau, gọi là phi 21 chỉ để cho dễ gọi, và dễ hình dung ra cái kích thước của ống mà thôi.
Thường thì tất cả các nhà máy sản xuất đều công bố tiêu chuẩn sản xuất của mình, và có bảng quy cách chính xác của từng loại ống.
* Inch (“):
Một đơn vị cũng thường được dùng, đó là Inch (viết tắt là ký hiệu “).
Nhiều người sẽ hay bị nhầm trong việc quy đổi từ Inch ra DN hoặc phi và ngược lại.
Lưu lượng khí nén trong đường ống
Cách dễ nhất là xem xét các thông số kỹ thuật của máy nén khí
Lưu lượng sẽ cho biết mức công suất tối đa của máy bơm hơi tính bằng lít/giây, m3 trên phút hoặc giờ hoặc feet khối trên phút (cfpm). Đây là lưu lượng khí nén tối đa mà máy nén có thể tạo ra ở áp suất định mức.
Lưu lượng không khí trong thông số kỹ thuật thường là thời gian Nl/s hoặc S cfpm có nghĩa là “lít ở điều kiện thường trên giây”.
Dòng khí tiêu thụ được gọi là FAD – “cấp không khí tự nhiên”, có nghìa là ở cùng một điều kiện giống nhau được tính ngược lại các điều kiện tham chiếu. Vì vậy, trên thực tếm FAD (nl/s hoặc Scfpm) là lượng không khí được hút bởi máy nén khí trong mỗi phút.
Để có thể thiết kế đường ống cho dây chuyền này thì bạn cần căn cứ thêm các yếu tố sau.
– Áp lực làm việc máy nén mà bạn sử dụng là loại mấy bar (thông thường là 7bar hay 10bar hay 13 bar)
– Áp suất tối thiểu sử dụng tại đầu vào của thiết bị sử dụng là bao nhiêu ( thông thường sẽ là 4 đến 5 bar tùy thuộc vào từng ngành)
– Hệ thống của đường ống được thiết kế là đường xương cá, zic zắc hay là vòng tròn. Nếu như không phải đường tròn thì chiều dài đầu nguồn đến cuối nguồn sẽ là bao nhiêu mét.
– Hệ thống có chứa bình tích áp hay là không và thể tích của bình là bao nhiêu, vị trí đặt đầu dây chuyền ở đâu.
Tính toán thiết kế đường ống khí nén
Dưới đây là công thức tính lưu lượng khí nén trong đường ống, cách chọn đường ống khí nén có đường kính đúng chuẩn nhất, đảm bảo hiệu quả hệ thống khí nén.
Công thức tính lưu lượng khí nén trong đường ống
Để bắt đầu tính toán thiết kế đường ống khí nén bạn phải biết được lưu lượng khí nén lưu thông qua hệ thống của bạn. Cách dễ dàng nhận biết được đó chính là dựa vào thông số kỹ thuật của máy nén khí thường được tính bằng đơn vị m3/ phút hay cũng có thể lít/ phút.
Nếu bạn không muốn sử dụng công thức tính toán lưu lượng khí nén trong đường ống để tính độ tụt áp bạn có thể dựa vào bảng tính sẵn có sau đây.
Bảng tính phù hợp cho mức áp suất làm việc tương đối là 7 bar độ tụt áp tối thiểu chỉ 0.3 bar dành cho đường ống thẳng không có khúc nối quanh co….
Ví dụ cụ thể: Một cút nối trong 1 đoạn ống 25mm có chiều dài ống tương đương là 1.5 mét từ đó ta có thể thấy được cút nối sẽ tạo lượng tụt áp như 1.5 mét đường ống dẫn khí nén thẳng.
Như vậy có thể thấy tính toán thiết kế đường ống khí nén là vô cùng quan trọng. Một đường ống dẫn khí chuẩn sẽ làm giảm tới 30% hiện tượng tụt áp cho toàn hệ thống khí nén. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng quá bởi 1 đơn vị UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề trên.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á
- Địa chỉ: Số 4 ngõ 279, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: 0988 947 064
- Email: maynenkhivieta@gmail.com
- Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/
- Website: thietbivieta.com
Tìm kiếm nhiều: bảo dưỡng máy nén khí trục vít | sửa máy nén khí tại Hà Nội | may bom hoi