Tiêu chuẩn đường ống khí nén và lưu ý lựa chọn
Trong bài viết này, Thiết bị Việt Á sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn lý do vì sao việc tuân thủ các tiêu chuẩn đường ống khí nén lại quan trọng và bạn không thể xem nhẹ.
Trong hệ thống khí nén, đường ống đóng vai trò quan trọng giúp dẫn khí từ máy nén đến các thiết bị sử dụng. Bạn thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống đường ống không được phép làm một cách qua loa hay cẩu thả. Thay vào đó, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu và duy trì sự ổn định lâu dài của toàn bộ hệ thống. Các tiêu chuẩn đường ống khí nén chính là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng khí nén, đồng thời giảm thiểu rủi ro và chi phí vận hành.
Nội Dung Chính
Tiếu chuẩn đường ống khí nén về thông số kích thước
Trong hệ thống khí nén, đường ống đóng vai trò then chốt trong việc dẫn khí từ máy nén đến các thiết bị tiêu thụ khí. Để đảm bảo hiệu suất vận hành và tuổi thọ của toàn hệ thống, việc lựa chọn đường ống phải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về kích thước.
Hiện nay, 3 đơn vị phổ biến dùng để đo đường kính ống khí nén gồm: Inch (ký hiệu: “), Phi (ký hiệu: mm) và DN – danh định (ký hiệu: A).

DN – đường kính trong danh nghĩa.
DN (Diameter Nominal) là ký hiệu dùng để chỉ đường kính trong danh nghĩa của ống.
Ví dụ: DN15 hay 15A tương ứng với loại ống có đường kính ngoài danh nghĩa khoảng 21mm.
Tuy nhiên, kích thước thực tế của ống sẽ thay đổi tùy theo tiêu chuẩn sản xuất.
- Theo tiêu chuẩn ASTM, đường kính ngoài của DN15 là 21.3mm
- Theo tiêu chuẩn BS, là 21.2mm, v.v.
Nhiều người hiểu nhầm rằng DN15 tương đương với ống có đường kính ngoài phi 15mm (điều này không chính xác)
Mặc dù DN thể hiện đường kính trong danh nghĩa, nhưng đường kính trong thực tế phụ thuộc vào:
- Đường kính ngoài thực tế theo tiêu chuẩn
- Và độ dày thành ống
Ta có thể tính được đường kính trong thực tế theo công thức:
Đường kính trong thực tế (mm) – Đường kính ngoài thực tế (mm) – 2 x độ dày thành ống(mm)

Phi (Ø): đường kính ngoài danh nghĩa
Tại Việt Nam, đơn vị phổ biến dùng để đo đường kính ống là “phi” (Ø), tương ứng với đơn vị milimét (mm). Ví dụ, ống phi 21 nghĩa là có đường kính danh nghĩa khoảng 21mm.
Tuy nhiên, nhiều người thường hiểu nhầm rằng ống phi 21 sẽ có đường kính ngoài chính xác là 21mm. Thực tế, mỗi tiêu chuẩn sản xuất khác nhau sẽ quy định đường kính ngoài cụ thể khác nhau, dù cùng gọi là phi 21. Việc sử dụng tên gọi “phi 21” chủ yếu nhằm mục đích đơn giản hóa cách nhận biết và hình dung kích thước ống.
Thông thường, các nhà sản xuất đều công bố rõ tiêu chuẩn sản xuất cũng như bảng quy cách kỹ thuật chi tiết cho từng loại ống (bạn có thể tham khảo thêm ở phần dưới bài viết).

* Inch (“):
- Inch (ký hiệu: “): là một đơn vị đo chiều dài phổ biến, thường được sử dụng để xác định kích thước của nhiều vật dụng trong đời sống hàng ngày.
- Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn khi chuyển đổi giữa đơn vị Inch với các đơn vị như DN (đường kính danh nghĩa) hoặc phi (Ø) và ngược lại.
Lưu lượng khí nén trong đường ống
Cách dễ nhất là xem xét các thông số kỹ thuật của máy nén khí:
Lưu lượng sẽ cho biết mức công suất tối đa của máy nén khí tính bằng lít/giây, m3 trên phút hoặc giờ hoặc feet khối trên phút (cfpm). Đây là lưu lượng khí nén tối đa mà máy nén có thể tạo ra ở áp suất định mức.

Lưu lượng không khí trong thông số kỹ thuật thường là thời gian Nl/s hoặc S cfpm có nghĩa là “lít ở điều kiện thường trên giây”.
Dòng khí tiêu thụ được gọi là FAD – “cấp không khí tự nhiên”, có nghìa là ở cùng một điều kiện giống nhau được tính ngược lại các điều kiện tham chiếu. Vì vậy, trên thực tếm FAD (nl/s hoặc Scfpm) là lượng không khí được hút bởi máy nén khí trong mỗi phút.
Để có thể thiết kế đường ống cho dây chuyền này thì bạn cần căn cứ thêm các yếu tố sau:
- Áp lực làm việc máy nén mà bạn sử dụng là loại mấy bar (thông thường là 7bar hay 10bar hay 13 bar)
- Áp suất tối thiểu sử dụng tại đầu vào của thiết bị sử dụng là bao nhiêu ( thông thường sẽ là 4 đến 5 bar tùy thuộc vào từng ngành)
- Hệ thống của đường ống được thiết kế là đường xương cá, zic zắc hay là vòng tròn. Nếu như không phải đường tròn thì chiều dài đầu nguồn đến cuối nguồn sẽ là bao nhiêu mét.
- Hệ thống có chứa bình tích áp hay là không và thể tích của bình là bao nhiêu, vị trí đặt đầu dây chuyền ở đâu?

Cách tính đường kính ống dẫn khí nén
Để xác định đường kính trong của ống dẫn khí nén, có thể áp dụng công thức sau:
Trong đó:
- d: Đường kính trong của ống dẫn khí (đơn vị: mm)
- V: Tổng lưu lượng khí nén cần sử dụng (lít/giây – l/s)
- L: Tổng chiều dài đường ống (m), bao gồm cả chiều dài tương đương của các phụ kiện như van, co, tê…
- △p: Mức tụt áp cho phép trên toàn hệ thống (bar), thông thường là 0,1 bar
- Pmax: Áp suất làm việc lớn nhất của hệ thống (bar)
Ví dụ: Một cút nối trong 1 đoạn ống 25mm có chiều dài ống tương đương là 1.5 mét từ đó ta có thể thấy được cút nối sẽ tạo lượng tụt áp như 1.5 mét đường ống dẫn khí nén thẳng.
Như vậy có thể thấy tính toán thiết kế đường ống khí nén là vô cùng quan trọng. Một đường ống dẫn khí chuẩn sẽ làm giảm tới 30% hiện tượng tụt áp cho toàn hệ thống khí nén. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng quá bởi 1 đơn vị UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề trên
Quy đổi giữa các đơn vị tiêu chuẩn đường ống khí nén
Dưới đây là bảng kích thước ống danh định giúp bạn dễ dàng quy đổi giữa các đơn vị với nhau.
Ống từ ⅛” tới 3½” (từ DN6 – DN90)
Inch | DN | ĐK ngoài(mm) | Độ dày thành ống (mm) | ||||||
SCH 5 | SCH 10 | SCH 30 | SCH 40 | SCH 80 | SCH 120 | XXS | |||
⅛ | 6 | 10,29 mm | 0,889 mm | 1,245 mm | 1,448 mm | 1,727 mm | 2,413 mm | — | — |
¼ | 8 | 13,72 mm | 1,245 mm | 1,651 mm | 1,854 mm | 2,235 mm | 3,023 mm | — | — |
⅜ | 10 | 17,15 mm | 1,245 mm | 1,651 mm | 1,854 mm | 2,311 mm | 3,200 mm | — | — |
½ | 15 | 21,34 mm | 1,651 mm | 2,108 mm | — | 2,769 mm | 3,734 mm | — | 7,468 mm |
¾ | 20 | 26,67 mm | 1,651 mm | 2,108 mm | — | 2,870 mm | 3,912 mm | — | 7,823 mm |
1 | 25 | 33,40 mm | 1,651 mm | 2,769 mm | — | 3,378 mm | 4,547 mm | — | 9,093 mm |
1¼ | 32 | 42,16 mm | 1,651 mm | 2,769 mm | 2,972 mm | 3,556 mm | 4,851 mm | — | 9,703 mm |
1½ | 40 | 48,26 mm | 1,651 mm | 2,769 mm | 3,175 mm | 3,683 mm | 5,080 mm | — | 10,160 mm |
2 | 50 | 60,33 mm | 1,651 mm | 2,769 mm | 3,175 mm | 3,912 mm | 5,537 mm | 6,350 mm | 11,074 mm |
2½ | 65 | 73,03 mm | 2,108 mm | 3,048 mm | 4,775 mm | 5,156 mm | 7,010 mm | 7,620 mm | 14,021 mm |
3 | 80 | 88,90 mm | 2,108 mm | 3,048 mm | 4,775 mm | 5,486 mm | 7,620 mm | 8,890 mm | 15,240 mm |
3½ | 90 | 101,60 mm | 2,108 mm | 3,048 mm | 4,775 mm | 5,740 mm | 8,077 mm | — | 16,154 mm |
Ống từ 4″ tới 8″ (từ DN100 – DN200)
Inch | DN | ĐK ngoài(mm) | Độ dày thành ống (mm) | ||||||||||
SCH 5 | SCH 10 | SCH 20 | SCH 30 | SCH 40STD | SCH 60 | SCH 80 | SCH 100 | SCH 120 | SCH 140 | SCH 160 | |||
4 | 100 | 114,30 mm | 2,108 mm | 3,048 mm | — | 4,775 mm | 6,020 mm | 7,137 mm | 8,560 mm | — | 11,100 mm | — | 13,487 mm |
4½ | 115 | 127,00 mm | — | — | — | — | 6,274 mm | — | 9,017 mm | — | — | — | — |
5 | 125 | 141,30 mm | 2,769 mm | 3,404 mm | — | — | 6,553 mm | — | 9,525 mm | — | 12,700 mm | — | 15,875 mm |
6 | 150 | 168,28 mm | 2,769 mm | 3,404 mm | — | — | 7,112 mm | — | 10,973 mm | — | 14,275 mm | — | 18,263 mm |
8 | 200 | 219,08 mm | 2,769 mm | 3,759 mm | 6,350 mm | 7,036 mm | 8,179 mm | 10,312 mm | 12,700 mm | 15,062 mm | 18,237 mm | 20,625 mm | 23,012 mm |
Ống từ 10″ tới 24″ (từ DN250 – DN600)
Inch | DN | ĐK ngoài(mm) | Độ dày thành ống (mm) | |||||
SCH 5s | SCH 5 | SCH 10s | SCH 10 | SCH 20 | SCH 30 | |||
10 | 250 | 273,05 mm | 3,404 mm | 3,404 mm | 4,191 mm | 4,191 mm | 6,350 mm | 7,798 mm |
12 | 300 | 323,85 mm | 3,962 mm | 4,191 mm | 4,572 mm | 4,572 mm | 6,350 mm | 8,382 mm |
14 | 350 | 355,60 mm | 3,962 mm | 3,962 mm | 4,775 mm | 6,350 mm | 7,925 mm | 9,525 mm |
16 | 400 | 406,40 mm | 4,191 mm | 4,191 mm | 4,775 mm | 6,350 mm | 7,925 mm | 9,525 mm |
18 | 450 | 457,20 mm | 4,191 mm | 4,191 mm | 4,775 mm | 6,350 mm | 7,925 mm | 11,100 mm |
20 | 500 | 508,00 mm | 4,775 mm | 4,775 mm | 5,537 mm | 6,350 mm | 9,525 mm | 12,700 mm |
24 | 600 | 609,60 mm | 5,537 mm | 5,537 mm | 6,350 mm | 6,350 mm | 9,525 mm | 14,275 mm |
Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn đường ống khí nén
Khi thiết kế và lựa chọn đường ống cho hệ thống khí nén, cần xem xét các yếu tố sau:
- Lưu lượng khí: Đường ống phải có kích thước phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng khí cho các thiết bị đầu cuối hoạt động hiệu quả.
- Áp suất làm việc: Kích thước và vật liệu đường ống cần đảm bảo áp suất làm việc ổn định, không gây sụt áp ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống.
- Chiều dài đường ống: Độ dài của đường ống cần được tính toán hợp lý nhằm hạn chế hiện tượng giãn nở, tổn thất áp suất và giảm hiệu quả truyền khí.
- Vật liệu ống: Cần chọn loại vật liệu có độ bền cao, chịu được áp suất, chống mài mòn và phù hợp với điều kiện làm việc của hệ thống.
- Yêu cầu bổ sung: Tùy theo mục đích sử dụng, bạn cần xem xét thêm các yếu tố như dễ lắp đặt, chi phí đầu tư, khả năng bảo trì và tiết kiệm năng lượng.
Tính toán và thiết kế hệ thống đường ống khí nén đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, hiệu quả và an toàn. Nếu quý khách đang tìm kiếm giải pháp thiết kế và lắp đặt hệ thống đường ống khí nén chuẩn kỹ thuật, hãy liên hệ với Thiết Bị Việt Á để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ chuyên nghiệp.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ VIỆT Á
- Địa chỉ: Số 4 phố Võ Trung, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 0988 947 064
- Email: thietbivietavn@gmail.com
- Website: thietbivieta.com